Tác gia Hồ Chí Minh - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Tác gia Hồ Chí Minh Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Tác gia Hồ Chí Minh.

Tác giả - Tác phẩm: Tác gia Hồ Chí Minh - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Tác gia Hồ Chí Minh

- Nhóm biên soạn sách.

II. Tìm hiểu văn bản Tác gia Hồ Chí Minh

1. Thể loại

- Văn bản Tác gia Hồ Chí Minh thuộc thể loại: văn bản thông tin.

2. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: thuyết minh, nghị luận

4. Bố cục văn bản

- Phần 1 (Từ “I. Tiểu sử” đến “nhà văn hóa lớn”): Tiểu sử và sức ảnh hưởng của Hồ Chí Minh trong nước và trên thế giới.

- Phần 2 (phần còn lại): Sự nghiệp và những di sản văn học để lại của Hồ Chí Minh.

+ Quan điểm sáng tác

+ Thành tựu sáng tác

+ Phong cách nghệ thuật

5. Giá trị nội dung

Văn bản hệ thống hóa tiểu sử và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh. Từ đó, người đọc thấy được cuộc đời văn học và cuộc đời cách mạng của Người gắn bó chặt chẽ, làm nên một nhân cách lớn, một cuộc đời vĩ đại. Hồ Chí Minh vừa là một nhà lãnh đạo cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ đích thực.

6. Giá trị nghệ thuật

Văn bản có bố cục rõ ràng, chặt chẽ cùng hệ thống mục lớn, mục nhỏ kết nối logic tạo nên tính hệ thống, rành mạch, dễ hiểu cho người đọc.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Tác gia Hồ Chí Minh

1. Tiểu sử Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 02/09/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, lúc trưởng thành có tên là Nguyễn Tất Thành.

- Quê quán: làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Gia đình: nhà Nho nghèo có tinh thần yêu nước.

* Quá trình hoạt động cách mạng:

- Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.

- Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

- Ngày 3/2/1930, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

- Năm 1941, trở về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

- Người lấy tên Hồ Chí Minh (tháng 8/1942) lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.

- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

- Người qua đời vào ngày 2/9/1969.

→ Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới.

Tác gia Hồ Chí Minh - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

2. Sự nghiệp văn học

a. Quan điểm sáng tác

- Quan điểm sáng tác: Tác phẩm phải là vũ khí, mang tính chiến đấu cao, đạt hiệu quả thiết thực, dễ tiếp nhận với đại chúng, có thể “soi cho quốc dân đi”

- Cơ sở hình thành:

+ Mong muốn xây dựng một nền văn hóa, văn học mới phục vụ quần chúng lao động và đấu tranh vì những mục tiêu cao cả của cách mạng.

+ Sự toàn tâm, toàn ý của Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc.

→ Hồ Chí Minh cho thấy trước sự ra đời và phát triển của xã hội mới, ở đó nghệ thuật phải đảm nhiệm sứ mệnh khác hơn để đóng góp nhiều nhất, trực tiếp nhất cho cuộc cách mạng.

=> Quan điểm sáng tác của Người có ý nghĩa soi tỏ bản chất cách mạng trong những sáng tác của người, định hướng phát triển cho nền văn học phục vụ sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

b. Thành tựu văn học

* Văn chính luận:

- Chiếm khối lượng lớn nhất trong di sản văn học của Hồ Chí Minh.

- Mục đích: Đáp ứng yêu cầu của hoạt động chính trị, cách mạng.

- Nội dung: Tố cáo, chất vấn thế lực thực dân, đế quốc, kêu gọi nhân dân và các dân tộc bị áp bức tham gia đấu tranh cách mạng, vì độc lập, tự do.

- Ý nghĩa: Có sức động viên, cổ vũ tinh thần, khơi dậy sức mạnh dân tộc.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966), Di chúc (1965 – 1969),...

* Truyện, kí

- Bộ phận sáng tác đặc sắc của Hồ Chí Minh, số lượng không nhiều.

- Đặc điểm: phong cách hiện đại, sâu cay, châm biếm.

- Nội dung: lật tẩy thói nô lệ đê hèn của những kẻ tay sai, bộ mặt giả tạo của bọn thực dân, thực trạng sống tăm tối của tầng lớp cần lao; ca ngợi tấm gương xa thân vì nước,...

- Các tác phẩm tiêu biểu: Pa-ri, Lời than vãn của Bà Trưng Trắc, “Vi hành”, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu,...

* Thơ

- Bộ phận sáng tác thể hiện rõ nhất phẩm chất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh.

- Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Tập thơ Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù, 1960) gồm 133 bài, ghi lại trải nghiệm của Người khi bị đày đọa ở tù ngục, thể hiện tầm vóc của nhà thơ lớn và giá trị cao quý của nhân cách lỗi lạc.

+ Thơ Hồ Chủ tịch (1967) gồm cả chữ Hán và chữ tiếng Việt, thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân, niềm tin vào tương lai, phong cách điềm đạm, ung dung của Người.

+ ...

c. Phong cách nghệ thuật

- Văn chính luận của Hồ Chí Minh luôn có sức thuyết phục cao, lập luận đanh thép, lí lẽ sắc bén, chứng cứ rõ ràng, mang tinh thần duy lí, tư duy khoa học, giọng điệu chân thành.

- Ở truyện, kí, Hồ Chí Minh có lối viết hiện đại, mang đậm tính hài hước linh hoạt, giàu tính điện ảnh; dung dị, gãy gọn, hóm hỉnh.

- Thơ của Người phân biệt rõ thơ tuyên truyền và thơ trữ tình. Màu sắc cổ điển hòa quyện màu sắc hiện đại.

=> Sự đa dạng phong cách nghệ thuật gắn với tài năng nghệ thuật bẩm sinh, quan điểm sáng tác rõ ràng và sự từng trải trong cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh.

Học tốt bài Tác gia Hồ Chí Minh

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Tác gia Hồ Chí Minh Ngữ văn lớp 12 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: