1

Nội dung chính bài Người đàn ông cô độc giữa rừng hay, ngắn gọn nhất - Cánh diều


Haylamdo biên soạn nội dung chính bài Người đàn ông cô độc giữa rừng Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững nội dung chính bài Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Nội dung chính bài Người đàn ông cô độc giữa rừng - Cánh diều

Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm chú Võ Tòng của cậu bé An và tía nuôi. Tại đây An đã được gặp chú Võ Tòng, hiểu được phần nào về con người lương thiện, chất phác và mạnh mẽ của chú.

Bố cục Người đàn ông cô độc giữa rừng

Gồm 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “thời kì loài người mới tìm ra lửa vậy”: An và tía nuôi đến thăm chú Võ Tòng tại căn lều nhỏ giữa rừng U Minh.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “nói một cách chắc chắn như vậy”: Câu chuyện về cuộc đời bất hạnh và phẩm chất đáng quý của chú Võ Tòng

+ Phần 3: Tiếp theo đến “ít khi đau mồm và đau dạ dày lắm!”: Chú Võ Tòng làm mũi tên tẩm thuốc cho tía nuôi của An.

+ Phần 4: Còn lại: Hai cha con tạm biệt chú Võ Tòng và hẹn ngày gặp lại.

Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng

Vào một lần ông Hai bán rắn tía nuôi An đã dắt An đi thăm chú Võ Tòng trong căn lều ở giữa rừng U Minh. Tại đây An đã thấy được nếp sống sinh hoạt đơn sơ, phóng khoáng của chú Võ Tòng, và tính cách khoáng đạt, tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc toát ra từ con người chú, chú mang những phẩm chất cao đẹp của những con người miền sông nước phương Nam này.

Tác giả - tác phẩm: Người đàn ông cô độc giữa rừng

I. Tác giả văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng

Người đàn ông cô độc giữa rừng | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

- Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

- Đoàn Giỏi sinh ở quê tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Truyện dài

Đường về gia hương (1948)

Cá bống mú (1956)

Đất rừng phương Nam (1957)

Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)

+ Truyện ngắn

Hoa hướng dương (1960)

+ Truyện ký

Ngọn tầm vông (1956)

II. Tìm hiểu tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng

1. Thể loại: Tiểu thuyết

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

- Cuốn tiểu thuyết gồm 20 chương

- Năm 1997 Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam được chuyển thể thành phim Đất phương Nam do Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất

Người đàn ông cô độc giữa rừng | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

- Đoạn trích thuộc chương 10: Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng. Kể về chuyến đi thăm chú Võ Tòng của An và tía nuôi.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả

4. Người kể chuyện: Đan xen giữa ngôi kể thứ I và ngôi kể thứ III

5. Tóm tắt:

Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm chú Võ Tòng của cậu bé An và tía nuôi. Tại đây An đã được gặp chú Võ Tòng, hiểu được phần nào về con người lương thiện, chất phác và mạnh mẽ của chú.

6. Bố cục:

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “thời kì loài người mới tìm ra lửa vậy” : An và tía nuôi đến thăm chú Võ Tòng tại căn lều nhỏ giữa rừng U Minh.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “nói một cách chắc chắn như vậy”: Câu chuyện về cuộc đời bất hạnh và phẩm chất đáng quý của chú Võ Tòng

+ Phần 3: Tiếp theo đến “ít khi đau mồm và đau dạ dày lắm!”: Chú Võ Tòng làm mũi tên tẩm thuốc cho tía nuôi của An.

+ Phần 4: Còn lại: Hai cha con tạm biệt chú Võ Tòng và hẹn ngày gặp lại.

7. Giá trị nội dung:

- Ca ngợi chú Võ Tòng với phẩm chất hiền lành, chất phác nhưng vô cùng mạnh mẽ. Mang trong mình phẩm chất của một người anh hùng sẵn sàng hi sinh, xả thân vì đất nước.

8. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách, phẩm chất nhân vật.

- Tác giả đã sử dụng những ngôn từ địa phương, đặc trưng của mảnh đất miền Tây Nam Bộ, giúp bài văn sinh động hấp dẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hóa vùng miền.

- Thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ nhất (theo lời kể của cậu bé An) sang ngôi kể thứ ba, giúp câu chuyện thu hút, hấp dẫn, phù hợp hơn.

Để học tốt bài học Người đàn ông cô độc giữa rừng lớp 7 hay khác:

Xem thêm nội dung chính các tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác: