Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ hay, ngắn gọn nhất - Cánh diều


Haylamdo biên soạn bài tóm tắt tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ.

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ - Cánh diều

Tóm tắt tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ

Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm bạn bè của ông Sắc cùng hai người con là Khiêm và Côn. Dọc đường đi hai người con đã đặt cho cha rất nhiều những câu hỏi về cảnh sắc thiên nhiên đất nước, ông Sắc nổi tiếng là người học rộng biết nhiều nên đã giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho các con. Qua cuộc trò chuyện của ba cha con trên đường đã bộc lộ phẩm chất riêng biệt của hai người con Khiêm và Côn.

Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

Bố cục Dọc đường xứ Nghệ

Chia văn bản thành 4 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu đến “nộp mình cho giặc”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền thờ Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình sử của Mỵ Châu – Trọng Thủy

- Đoạn 2: Tiếp đó đến “khát vọng quê hương”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về hòn Hai Vai.

- Đoạn 3: Tiếp đó đến “có chức trọng quyền cao đó, con ạ”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền Quả Sơn

- Đoạn 4: Con lại: Những suy tư chăn chở của ba cha con về việc đời.

Nội dung chính Dọc đường xứ Nghệ

Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó. Qua đó ta thấy được sự ham thích học hỏi của hai cậu bé, nổi bật là những nhận xét, đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người.

Tác giả - tác phẩm: Dọc đường xứ Nghệ

I. Tác giả văn bản Dọc đường xứ Nghệ

Dọc đường xứ Nghệ | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

- Sơn Tùng, tên thật là Bùi Sơn Tùng (sinh năm 1928 tại Nghệ An, mất ngày 22 tháng7 năm 2021 tại Hà Nội),

- Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Búp sen xanh viết về cuộc đời Hồ Chí Minh.

II. Tìm hiểu tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ

1. Thể loại: Tiểu thuyết

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” trích từ cuốn tiểu thuyết lịch sử Búp sen xanh

- Búp sen xanh là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành.

Dọc đường xứ Nghệ | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Tóm tắt:

Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó. Qua đó ta thấy được sự ham thích học hỏi của hai cậu bé, nổi bật là những nhận xét, đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người.

5. Bố cục:

Chia văn bản thành 4 đoạn

- Đoạn 1: Từ đầu đến “nộp mình cho giặc”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền thờ Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình sử của Mỵ Châu – Trọng Thủy

- Đoạn 2: Tiếp đó đến “khát vọng quê hương”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về hòn Hai Vai.

- Đoạn 3: Tiếp đó đến “có chức trọng quyền cao đó, con ạ”: ”: Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền Quả Sơn

- Đoạn 4: Con lại: Những suy tư chăn chở của ba cha con về việc đời.

6. Giá trị nội dung:

Đoạn trích “ Dọc đường xứ Nghệ” đã ca ngợi sự hiểu biết sâu rộng về địa lí, truyền thống lịch sử của cụ Phó bảng, đồng thời ca ngợi sự ham thú học hỏi, tìm hiểu của hai cậu bé Côn và Khiêm. Đặc biệt là Côn với những suy tư chăn chở lớn lao, sâu sắc. Qua văn bản ta thấy được vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên đất nước và khát vọng lớn lao của nhân dân.

7. Giá trị nghệ thuật:

- Cả văn bản là câu chuyện vui vẻ dọc đường của ba cha con gợi lên sự chân thật, sinh động, hấp dẫn.

- Lối viết đơn giản chân thật, tự nhiên.

Để học tốt bài học Dọc đường xứ Nghệ lớp 7 hay khác:

Xem thêm các bài tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác: