Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ - Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Dọc đường xứ Nghệ Ngữ Văn 7 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Nhà văn Sơn Tùng (1928-1921), tên thật là Bùi Sơn Tùng, quê ở Nghệ An. Ông là nhà văn có nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
- Văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” kể chuyện Bác Hồ khi còn nhỏ, cùng anh trai theo cha là Nguyễn Sinh Sắc đi thăm bạn bè của ông, qua nhiều vùng đất quê hương.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Côn tần ngần nhìn ngôi đền cổ kính có nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát đường Thiên lí.
- Côn ngạc nhiên hơn khi đứng trên dốc nhìn về phía tây, đối diện với ngôi đền, dãy núi xa xa rất nhiều hình vẽ, càng ngắm, núi càng biến hóa những hình ảnh theo sự tưởng tượng của Côn.
- Côn nói với cha: “Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, về tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá cha ạ.”
- Côn ngạc nhiên hỏi cha: “Thành Cổ Loa ở mãi tận đâu, thưa cha?”
Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Cậu bé Côn phê phán sự nham hiểm ghê gớm của vua nước Triệu, sự cả gan tin người của Mị Châu.
- Cậu bé Côn coi trọng giá tinh thần trượng nghĩa dù chết cũng không để mình rơi vào tay giặc và sự công tư phân minh của vua Thục.
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Các địa danh được nhắc đến đều ẩn chứa một câu chuyện, một sự tích của ông cha, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân in hằn nên hình sông, dáng núi Việt Nam.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba
- Tác dụng: giúp người kể có cái nhìn tổng quát về mọi sự kiện, diễn biến câu chuyện. Hơn nữa, nó giúp câu chuyện mang tính khách quan hơn.
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ rất chín chắn, thấu đáo. Qua những câu chuyện, cậu đều đưa ra được cái nhìn của mình rất thực và những đánh giá tương đối chính xác về nhân vật, câu chuyện.
- Qua đó, ta có thể thấy, Côn là một cậu bé rất ham học hỏi, biết nhìn nhận, cảm nhận, lắng nghe một cách thấu đáo.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách kể cho con nghe về các sự tích của các địa danh do nhân dân sáng tạo ra, từ đó để các con thấy được những bài học nhận thức, triết lí nhân sinh qua đó.
- Nhận xét về tính cách cụ Phó bảng: cụ là một người hiểu biết sâu rộng, bản tính cương trực, thẳng thắn, yêu quê hương đất nước.
Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Văn bản gợi cho em suy nghĩ về giá trị văn hóa dân gian gắn với các địa danh có thực. Mỗi địa danh đều mang theo một câu chuyện, một sự tích, để lại những bài học về đạo lí làm người, tinh thần dân tộc. Nó chứng tỏ những địa danh đó không phải là sản phẩm vô tình của tạo hóa mà là sản phẩm hữu ý của con người, mang theo khát vọng, lí tưởng cao đẹp của nhân dân. Vậy nên, chúng ta cần phải biết trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp đó.