Top 30 Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp
Haylamdo biên soạn tổng hợp trên 30 bài văn Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái? hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Dàn ý Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp (mẫu 1)
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp (mẫu 2)
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp (mẫu 3)
- Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp (mẫu 4)
Top 30 Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp (hay nhất)
Dàn ý Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp
a. Mở đầu: giới thiệu vấn đề mà nhóm thảo luận: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?
b. Nội dung chính: trình bày những ý kiến của nhóm:
- Ý kiến: Đồng tình
- Lý do:
+ Cha mẹ là người từng trải, hiểu biết nhiều -> có thể giúp con cái trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
+ Cha mẹ luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với chúng ta -> đưa ra định hướng phù hợp cho con cái.
c. Kết thúc: khẳng định lại vấn đề cần thảo luận.
Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp - mẫu 1
Xin chào cô và các bạn. Em tên là Ngọc. Trong tiết học ngày hôm nay, em sẽ thay mặt cho nhóm 3 trình bày những ý kiến về vấn đề "Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?".
Các bạn ơi, chúng ta không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của nghề nghiệp đối với cuộc đời mỗi người. Không biết mọi người bên dưới có suy nghĩ như thế nào về vấn đề "Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?".
Theo quan điểm của nhóm mình, lựa chọn ngành nghề trong tương lai là việc hệ trọng và có ảnh hưởng tới số phận mỗi người. Cuộc đời này phải do chính bản thân nắm giữ, làm chủ. Chúng ta chỉ sống duy nhất một lần trên đời nên hãy làm những việc mà trái tim mách bảo.
Đôi khi, vì quá quan tâm và lo lắng nên phụ huynh thường có xu hướng mong muốn con cái thực hiện theo lời dạy bảo của mình. Họ bắt ép con em học ngành nghề mà bản thân yêu thích. Điều này chỉ làm trẻ thêm áp lực, gò bó. Chúng không tiếp thu được bất kì kiến thức bổ ích nào mà chỉ học tập để làm vui lòng, vừa ý cha mẹ. Từ đó, chúng cảm thấy mơ hồ, lúng túng giữa dòng đời rộng lớn. Những đứa trẻ càng thêm chán nản và suy sụp khi nghĩ tới tương lai sau này.
Dẫu biết rằng các bậc cha mẹ luôn yêu thương, lo lắng cho tương lai chúng ta nhưng mình mong rằng, họ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn nữa trong việc can thiệp, quyết định nghề nghiệp của con trẻ. Thay vì sắp đặt và bắt ép, cha mẹ nên trao đổi, trò chuyện để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng từ con em mình. Cha mẹ hãy đưa ra những định hướng ngành nghề phù hợp với tính cách, sở thích của con cái. Ngoài ra, chúng ta cũng cần lắng nghe và tham khảo ý kiến từ phụ huynh. Đừng vì cái "tôi" quá cao mà phớt lờ những lời khuyên chân thành của người lớn.
Trên đây là phần trình bày của nhóm em về vấn đề "Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?". Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp từ cô và các bạn để bài thuyết trình thêm hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn.
Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp - mẫu 2
Em chào cô và các bạn. Hôm nay, em xin được trình bày ý kiến, quan điểm của nhóm 2 về vấn đề "Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?".
Các bạn ạ, nghề nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Để có thể chọn được ngành nghề phù hợp, các bạn cảm thấy bản thân có thể tự quyết định hay phải nhờ đến cha mẹ? Và mọi người nghĩ gì trước việc "Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?".
Theo nhóm mình, quyết định nghề nghiệp nên là lựa chọn của mỗi cá nhân. Chúng ta phải luôn ý thức về việc làm chủ cuộc sống, tự định đoạt và nắm giữ tương lai. Bạn hãy nhớ rằng không một ai trên thế giới này có thể sống thay cuộc đời người khác. Vì thế, những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai sau này như nghề nghiệp cần do bạn quyết định.
Có một điều không thể phủ nhận rằng cha mẹ luôn lo lắng cho cuộc sống sau này của con cái. Họ thường chọn những ngành nghề mà bản thân yêu thích rồi yêu cầu chúng ta phải thực hiện. Do đó, cha mẹ không thể áp đặt mục tiêu của mình lên con cái. Thực hiện mong muốn của phụ huynh cũng giống như thực hiện ước mơ cho người khác. Dần dần, con cái không được phụ huynh thấu hiểu, quan tâm sẽ cảm thấy ức chế, gò bó. Cuối cùng, trên con đường hướng về phía trước, những đứa trẻ ấy sẽ như "cái xác không hồn", chẳng có động lực hay điểm tựa, mơ màng về phương hướng và mục tiêu.
Cha mẹ không thể cùng chúng ta đi đến hết cuộc đời. Nếu áp đặt con cái theo mong muốn của mình, các bậc phụ huynh sẽ tạo ra những đứa trẻ thụ động, ù lì, chỉ biết trông chờ, dựa dẫm vào người khác. Chính bởi vậy, thay vì chuyên quyền quyết định ngành nghề tương lai, cha mẹ nên đưa ra những định hướng, gợi ý phù hợp với mong muốn, sở thích và năng khiếu của con cái.
Phần trình bày của nhóm em đến đây là kết thúc. Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp để bài thuyết trình thêm hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn.
Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp - mẫu 3
Xin chào cô và các bạn. Em là Huyền My. Hôm nay, thay mặt cho nhóm 1, em xin trình bày những suy nghĩ, quan điểm trước vấn đề "Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?".
Các bạn ơi, nghề nghiệp không chỉ giúp chúng ta kiếm sống mà còn là động lực, mục tiêu của cuộc sống chúng ta. Bởi vậy, chọn nghề trở thành một yếu tố quan trọng, quyết định tương lai của mỗi người. Đứng trước vấn đề "Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?", nhóm mình có những ý kiến sau:
Đầu tiên, việc cha mẹ định hướng và quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái thể hiện sự quan tâm, lo lắng. Cha mẹ luôn mong những điều tốt đẹp đến với chúng ta. Họ làm tất thảy mọi thứ để con cái được hạnh phúc, thành công trong cuộc sống.
Thứ hai, cha mẹ là những người từng trải. Họ chứng kiến và trải nghiệm nhiều câu chuyện, sự việc trên cuộc đời này nên sẽ có những hiểu biết nhất định. Lắng nghe ý kiến, quyết định của họ giúp ta tỉnh táo trong việc chọn ngành nghề. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội thay đổi từng ngày như hiện tại, chúng ta không thể lường trước điều gì sẽ xảy đến. Thế nhưng, với đôi mắt tinh tường và "thấu hiểu sự đời", các bậc phụ huynh thường đưa đường chỉ lối để con cái không nhầm bước trên con đường tương lai.
Tóm lại, cha mẹ luôn hi vọng những đứa trẻ của mình trưởng thành và có nghề nghiệp ổn định. Họ ngày đêm lo lắng cho chúng ta, từ việc học tập đến sinh hoạt, ăn uống, vui chơi. Bởi vậy, họ có quyền định hướng nghề nghiệp tương lai của con cái.
Tuy nhiên, cha mẹ nên định hướng thay vì áp đặt và ép buộc con trẻ làm những điều mà chúng không mong muốn. Các bậc huynh hãy nên quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng con trẻ từ đó đề xuất những hướng đi phù hợp nhất. Đây cũng là suy nghĩ của tất cả các bạn, đúng không nào?
Phần trình bày của em đến đây là kết thúc. Em xin cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe. Em rất mong sẽ nhận được lời nhận xét, đóng góp từ tất cả mọi người.
Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp - mẫu 4
Trong buổi thảo luận về vấn đề: "Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái", em xin thay mặt nhóm Mùa thu lên trình bày phần chuẩn bị. Mời cô và các bạn cùng lắng nghe.
Trước khi nêu ý kiến về chủ đề này, mình xin phép hỏi có bao nhiêu bạn ngồi đây cho rằng cha mẹ có quyền quyết định tương lai của con cái? Từ những cánh tay thưa thớt của các bạn, mình có thể thấy rất ít người đồng tình với quan điểm trên và nhóm chúng tớ cũng như thế.
Chúng tớ cho rằng, cha mẹ không nên quyết định nghề nghiệp tương lai của con em. Lý do chúng tớ phản đối quan niệm này là bởi mỗi cá nhân phải tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình. Mặc dù bố mẹ là người đi trước nhưng chưa chắc những điều mà họ cảm thấy tốt đã là thứ mà chúng ta cần. Họ không thể biết rõ điểm mạnh, điểm yếu, niềm say mê, yêu thích và những mong ước thầm kín của chúng ta. Đồng thời, mỗi đứa trẻ sẽ có một nét tính cách, khả năng tư duy, trình độ và năng lực khác nhau. Do vậy, không nên ép buộc trẻ vào khuôn mẫu nhất định.
Nếu làm một công việc trái nguyện vọng thì bản thân đứa trẻ cũng không có động lực để hoàn thành chúng. Điều này vô tình gây ra tâm lý ức chế, gò bó chỉ để thỏa mãn và làm vui lòng bố mẹ. Rõ ràng, cha mẹ không thể cùng con đi đến hết cuộc đời. Nếu áp đặt con cái theo ý muốn của cha mẹ thì thứ họ nhận được là những đứa trẻ thụ động, ù lì, chỉ biết trông chờ, dựa dẫm vào người khác, không biết tự chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Chính vì thế, phụ huynh cần lắng nghe, thấu hiểu con em mình nhiều hơn và tôn trọng sở thích, đam mê riêng của chúng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, cha mẹ luôn mong muốn những điều tốt nhất đến với con cái. Tâm lý lo lắng là điều không tránh khỏi. Bởi thế, chúng ta nên thông cảm cũng như tiếp thu lời khuyên dạy của các bậc phụ huynh. Đừng vì cái tôi quá cao mà phớt lờ lời của người đi trước.
Trên đây là bài thuyết trình của nhóm em, cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài chuẩn bị được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn.