Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 22 Tập 2 - Kết nối tri thức
Với Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 22 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 22 Tập 2 - Kết nối tri thức
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Phương diện so sánh |
Truyện ngụ ngôn |
Tục ngữ |
Loại sáng tác |
Tự sự dân gian |
Ngôn từ dân gian |
Nội dung |
Những đạo lí làm người, những kinh nghiệm, những bài học trong đời sống xã hội. |
Đúc kết những kinh nghiệm về thời tiết, lao động sản xuất, ứng xử trong đời sống, đạo đức luân lí xã hội, phê phán những thói hư tật xấu, …. |
Dung lượng văn bản |
Ngắn gọn, được viết bằng thơ hoặc văn xuôi. |
Ngắn gọn, đa số chỉ 1 đến 2 dòng, có thể có vần hoặc không có vần, nhưng nhịp nhàng, cân đối, dễ thuộc, … |
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
I. Tục ngữ về thầy cô
1. Tiên học lễ, hậu học văn
2. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
3. Không thầy đố mày làm nên
4. Một kho vàng không bằng một nang chữ
5. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
6. Người không học như ngọc không mài
7. Trọng thầy mới được làm thầy
8. Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi
9. Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc.
10. Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy
II. Tục ngữ về học tập
1. Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
2. Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
3. Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
4. Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
5. Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
6. Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
7. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
8. Học ăn học nói, học gói học mở.
9. Học hay cày biết.
10. Học một biết mười.
11. Học thầy chẳng tầy học bạn.
12. Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
13. Ăn vóc học hay.
14. Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
15. Có cày có thóc, có học có chữ.
16. Có học, có khôn.
17. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
III. Tục ngữ về thiên nhiên về sản xuất và lao động
1. Con trâu là đầu cơ nghiệp
2. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
3. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
4. Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc
5. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
6.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
7. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
8. Gió thổi là đổi trời.
9. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
10. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
IV. Tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất của ông cha ta
1. Tấc đất tấc vàng
2. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
3. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
4. Nhất thì, nhì thục.
5. Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân.
6. Tốt giếng tốt má, tốt mạ tốt lúa.
7. Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi.
8. Một cục đất ải bằng một bãi phân.
9. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
10. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
11. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
12. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
13. Mây xanh thì nắng mây trắng thì mưa
14. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão
15. Gió nam đưa xuân sang hè
16. Nhai kĩ no lâu cày sâu tốt lúa
17. Giàu nuôi lợn nái lụi bại nuôi bồ câu
18. Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu trồng khoai trồng cà
Tháng ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.
19. Đất thiếu trồng dừa đất thừa trồng cau
20. Qua giêng hết năm qua rằm hết tháng
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Người ta chỉ mất hai năm để học nói, nhưng mất cả đời để học nghe, bởi vậy lắng nghe có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người. Lắng nghe không chỉ đơn thuần là nghe người khác nói, mà còn là “lắng”, tức là là hiểu, đồng cảm, cảm nhận, sẻ chia với người khác trong cuộc sống. Con người cần phải biết lắng nghe vì đó là biểu hiện của biết chia sẻ, đồng cảm…Khi lắng nghe con người có thể hiểu biết hơn về người khác, có sự đồng cảm, đồng điệu, bao dung, giúp đỡ họ, có thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có cái nhìn khách quan, toàn diện về bản thân. Từ đó phát huy mặt mạnh và hạn chế, khắc phục mặt yếu. Không chỉ lắng nghe người khác mỗi người còn cần phải lắng nghe chính mình. Lắng nghe để cảm nhận bản thân, biết bản thân muốn gì, thấu hiểu chính con người mình. Vậy nên hãy biết lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe chính mình để có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.
Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” – gắn với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”:
Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.
Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ểch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.
Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.