Bầy chim chìa vôi - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Bầy chim chìa vôi Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Bầy chim chìa vôi.

Tác giả - tác phẩm: Bầy chim chìa vôi - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Bầy chim chìa vôi

Bầy chim chìa vôi | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 13 tháng 02 năm 1957 tại làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội

- Ông là một nhà thơ. Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí.

- Quê: Hà Nội. 

- Là cây bút đa năng và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. Ông nhanh chóng nổi lên như một nhà thơ trẻ cách tân hàng đầu thế hệ mình. Bên cạnh thơ, Nguyễn Quang Thiều cũng ghi dấu ấn về văn xuôi, tiểu luận, dịch thuật và góp phần quan trọng quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới.

- Nhiều sáng tác: Thơ tuyển cho thiếu nhiNhững người lính của làngNgười cha, truyện thiếu nhi, … 

II. Tìm hiểu tác phẩm Bầy chim chìa vôi

1. Thể loại: 

Bầy chim chìa vôi thuộc thể loại truyện ngắn. 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Tác phẩm Bầy chim chìa vôi được trích trong tập “Mùa hoa cải bên sông” của Nguyễn Quang Thiều đặt trong bối cảnh làng quê với những cái kết có hậu.

- Tập truyện do NXB Hội Nhà văn phát hành quý IV năm 2012.

Bầy chim chìa vôi | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Bầy chim chìa vôi có phương thức biểu đạt là tự sự

4. Người kể chuyện: 

Văn bản Bầy chim chìa vôi được kể theo ngôi thứ ba

5. Tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi: 

Câu truyện là cuộc hội thoại và suy nghĩ của hai anh em Mên và Mon về tổ chìa vôi có thể bị nước sông nhấn chìm. Với tấm lòng nhân hậu, hai anh em quyết định đi tới sông ngay trong đêm mưa. Tận mắt nhìn thấy những chú chim non bay lên từ bãi cát giữa sông vào lúc bình minh, trong lòng hai anh em trào lên sự vui vẻ, cảm động khó tả.

6. Bố cục bài Bầy chim chìa vôi: 

Bầy chim chìa vôi có bố cục gồm 3 phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “mùa sinh nở của chúng”: Cuộc đối thoại giữa Mon và Mên về tổ chim chìa vôi.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “ông Hảo mà đi”: Quyết định đi cứu bầy chim chìa vôi của Mon và Mên

+ Phần 3: Còn lại: Cảm xúc của hai anh em khi chứng kiến cảnh bầy chim chìa vôi đập cánh bay lên.

7. Giá trị nội dung: 

+ “Bầy chim chìa vôi” là tác phẩm truyện ngắn kể về hai cậu bé Mon và Mên cùng những suy nghĩ, hành động bảo vệ tổ chim chìa vôi trong đêm bão, qua đó tác giả muốn giáo dục những cô bé, cậu bé - những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ từng thứ nhỏ bé nhất trên thế giới này.

8. Giá trị nghệ thuật: 

+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba thú vị, hấp dẫn.

+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua lời đối thoại đặc sắc.

+ Ngôn ngữ gần gũi giúp cho những lời đối thoại của các nhân vật được thể hiện một cách chân thực, sinh động.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bầy chim chìa vôi

1. Nhân vật em Mon

Bầy chim chìa vôi | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

a. Trước khi quyết định đi cứu tổ chim chìa vôi

* Lời nói:

- Lễ phép với anh trai: Xưng hô với anh: “Anh ơi…”, “Em bảo”

- Tò mò: Liên tục hỏi anh trai về tổ chim chìa vôi: 

+ “Thế bãi cát giữa sông đã ngập chưa?”; 

+ “Thế anh bảo chúng có bơi được không?”; 

+ “Sao nó lại không làm tổ trên bờ hả anh?”; 

+ “Thế làm thế nào bây giờ?”

- Chi tiết lặp lại: “Anh bảo…”, câu hỏi của em Mon.

* Suy nghĩ:

- Lo lắng: Lo cho tổ chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”.

- Thắc mắc: Chim chìa vôi làm tổ trên bãi cát giữa sông.

* Cử chỉ, hành động:

- Tỉnh giấc lúc hai giờ sáng: Xoay mình gọi anh Mên

- Thì thầm nói chuyện với anh trai

- Nằm im suy nghĩ không ngủ.

→ Tấm lòng nhân hậu của Mon, trằn trọc không ngủ được vì lo lắng cho những chú chim chìa vôi

b. Quyết định đi cứu tổ chim chìa vôi

* Lời nói:

- Tiếp tục thì thào với anh: Lo lắng tổ chim sẽ chìm

- Đề xuất: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?”

- Nghĩ sang chuyện khác: Bố kéo chũm được một con cá măng

- Hào hứng kể cho anh về việc ăn trộm con cá bống.

- Không ngừng lo lắng về tổ chim chìa vôi: Ngập ngừng gọi “Anh ơi…”

- Quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”

* Cử chỉ, hành động:

- Nằm im lặng suy nghĩ không ngủ.

- Quyết định lấy đò đi cứu tổ chim trong đêm

→ Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. 

- Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ anh Mên mà lại đến từ chính Mon → Sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon. 

2. Nhân vật người anh trai - Mên

Bầy chim chìa vôi | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

a. Khi em Mon nói đến tổ chim và bãi cát giữa sông

- Tỏ ra cục cằn: 

+ Đáp lại em trai: “Gì đấy? Mày không ngủ à?...”

+ Gắt gỏng: “Bảo cái gì mà lắm thế?”

+ Thoảng thốt khi nhớ ra tổ chim chìa vôi có thể sẽ bị nhấn chìm: “Ừ nhỉ”; “Tao cũng sợ”

+ “Tao không biết”: Cục cằn, gắt gỏng nhưng bên trong cậu bé lại suy nghĩ, thầm lo lắng cho những chú chim chìa vôi non đến mức nằm im những không ngủ.

b. Khi em trai muốn đi cứu tổ chim chìa vôi:

- Khi em Mon nhắc lại một lần nữa: “Tổ chim sẽ bị chìm mất”, Mên im lặng nhưng một lúc sau hỏi lại: Thế làm thế nào bây giờ?

→ Mên là một cậu bé có một trái tim ấm áp ẩn sâu bên trong những lời nói có phần cục cằn, cáu kỉnh.

- Cười khoái chí “hi hi” khi nghe em trai kể trò nghịch ngợm

- Im lặng một phút sau khi em trai đưa ra quyết định đi cứu tổ chim, đưa ra câu hỏi “Đi bây giờ à?”

→ Đây không phải một câu hỏi thể hiện sự chần chừ của Mên mà chỉ là một lời nói giúp em trai Mon chắc chắn về quyết định của mình, chắc chắn hai anh em sẽ đi cùng nhau.

→ Mên là một người anh cọc cằn, hay tỏ ra gắt gỏng với em trai nhưng cũng có một tấm lòng ấm áp, nhân hậu, sự quan tâm của cậu bé thể hiện qua suy nghĩ và hành động chứ không qua lời nói.

3. Cảnh bầy chim chìa vôi đập cánh bay lên.

* Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh:

- Hai cậu bé đưa con đò về vị trí cũ, trời đã “tang tảng sáng”

→ Từ láy chỉ thời gian rạng sáng, mặt trời chưa lên hẳn

- Hai đứa trẻ chạy ngược lên đoạn bờ sông dối diện với dải cát:

+ Mon: Tò mò về dải cát đã bị nhấn chìm hay chưa

+ Mên: Ngồi thụp xuống, căng mắt nhìn sát mặt sông

- Trời đã sáng:

+ Hai đứa trẻ reo lên khi thấy bãi cát vẫn chưa bị ngập nước hết: “Anh ơi, kia kìa, bãi cát”

+ Bình minh đủ sáng để soi rõ những hạt mưa trên mặt sông

+ Nước sông bắt đầu nuốt chửng phần còn lại của dải cát.

* Cảnh những chú chim non vỗ cánh bay lên: 

+ Trong mắt hai anh em: “Một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra”

+ Những cánh chim đột ngột và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên.

→ Cảnh tượng như huyền thoại trong mắt hai đứa trẻ. 

- “Những những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên”:

+ Từ láy: bé bỏng, ướt át, đột ngột… → Tác dụng gợi hình cao, tạo nên khung cảnh vừa kì diệu, vừa ngoạn mục.

+ Dòng nước khổng lồ: Hình ảnh đối lập với sự “bé bỏng, ướt át” của những cánh chim non

→ Hình ảnh đẹp đẽ, có ý nghĩa bứt phá đối với những chú chim non và trong lòng hai đứa trẻ.

+ Những chú chim non đập cánh suốt đêm, chim bố và mẹ biết chính xác khi nào đàn con có thể cất cánh bay lên.

+ Chỉ nhanh hoặc chậm hơn một chút, chìa vôi non cũng có thể sẽ không thể vào được bờ.

→ Thời điểm chín muồi, chim non đủ cứng cáp và ý thức được sự nguy hiểm của dòng nước sắp nuốt chửng chúng. 

→ Chuyến đi quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất của bầy chim chìa vôi non.

- Khung cảnh khi chim non bay lên:

+ Mặt trời lên nhanh hơn mọi ngày

+ Mưa đột ngột tạnh hẳn

+ Hai đứa trẻ im lặng, chỉ có tiếng đập cánh của bầy chim non

*  Tâm trạng của hai anh em:

- Hai anh em đứng không nhúc nhích

- Gương mặt tái nhợt vì nước mưa: hửng lên ánh ngày 

→ Gương mặt ửng hồng vì ánh mặt trời, sự ấm áp, hạnh phúc.

- Thằng Mên: lặng lẽ quay lại nhìn em nó

- Hai đứa bé nhận ra chúng đã khóc từ lúc nào: Lần lượt thắc mắc vì sao lại khóc

→ Cả hai anh em đều không lí giải được sự cảm động khó tả dâng lên trong lòng

- Bật cười ngượng nghịu → Sự ngây thơ, trong sáng, đáng yêu của hai anh em.

→ Hai anh em Mon và Mên đều là những cậu bé dũng cảm, nhân hậu nhưng cũng vô cùng trong sáng, đáng yêu. Khung cảnh bầy chim chìa vôi bay lên từ bãi cát giữa sông đã tác động đến cảm xúc của hai đứa trẻ, đó là một cảnh đẹp, kì diệu và gỡ bỏ bao nhiêu lo lắng, chằn chọc của hai anh em.

Học tốt bài Bầy chim chìa vôi

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Bầy chim chìa vôi Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các bài giới thiệu tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, chọn lọc khác: