Lễ rửa làng của người Lô Lô - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Lễ rửa làng của người Lô Lô Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Lễ rửa làng của người Lô Lô.
Tác giả - tác phẩm: Lễ rửa làng của người Lô Lô - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô
- Phạm Thùy Dung, nhà báo, biên tập viên tạp chí Di Sản
II. Tìm hiểu tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô
1. Thể loại:
Lễ rửa làng của người Lô Lô thuộc thể loại văn bản thuyết minh
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô được trích trong tạp chí “Di sản” đăng kỳ tháng 12 năm 2019
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô có phương thức biểu đạt là thuyết minh
4. Tóm tắt văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô:
Mỗi năm khi xong mùa vụ, người làng Lô Lô thường tổ chức nghi lễ rửa làng. Người Lô Lô là dân tộc thiểu số cư trú tại tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. Người dân ở đây thường sống tập trung nên có tính cộng đồng rõ nét, họ thường cùng nhau thực hiện những nghi thức cổ truyền hướng về cội nguồn và cùng nhau ước vọng đời sống ấm no. Lễ rửa làng còn có tên gọi là lễ mừng ngô mới, bắt nguồn từ nhận thức rằng không gian của họ cần được tẩy rửa định kì. Một ngày trước khi lễ người dân cần cuẩn bị thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống. Khi thầy cúng bọc tờ giấy trúc lên chén nước mà nước trong chén không bị thấm hoặc đổ ra ngoài thì lễ xin rửa làng đã linh nghiệm, báo hiệu việc cúng lễ sẽ thành công. Đoàn người thực hiện lễ cúng bao gồm thầy cúng chính, thầy cúng phụ và nam giới theo sau hỗ trợ. Họ vừa đi vừa gõ chiêng trống nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ và xua tan rủi ro. Cây tre dài trước đó đã được đục miệng ở đoạn giữa và đổ đầy đất, sau đó cắm hình nhân bằng giấy màu rồi cắm hương theo từng hàng dọc ở giữa cây tre giả làm con ngựa. Xong phần lễ mọi người nhẹ nhõm hơn và tin vào tương lai tươi sáng phía trước.
5. Bố cục bài Lễ rửa làng của người Lô Lô:
Lễ rửa làng của người Lô Lô có bố cục gồm 3 phần:
Phần một: Từ đầu đến “độc đáo, thú vị”: Giới thiệu lễ rửa làng của người Lô Lô.
Phần hai: Tiếp theo đến “làm mất thiêng”: Quá trình chuẩn bị và hành lễ rửa làng
Phần cuối: Còn lại: Ý nghĩa của phong tục
6. Giá trị nội dung:
Văn bản đã cung cấp cho người đọc thông tin đầy đủ, rõ ràng về phong tục rửa làng của người Lô Lô để thấy được nét đẹp về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Lời văn nhẹ nhàng, giàu hình ảnh.
- Câu văn ngắn gọn, đơn giản nhưng giàu sức gợi, cuốn hút người đọc.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô
1. Thời điểm được chọn để tổ chức lễ hội
- Lễ rửa làng hay còn gọi là lễ mừng ngô mới.
- Thời điểm:
+ 3 năm tổ chức một lần
+ Diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch
- Cách thức:
+ Cả làng ngồi lại với nhau thống nhất cách mời thầy cúng và phân công mọi nguowid sắm đồ lễ.
2. Quá trình lễ hội diễn ra
Quá trình chuẩn bị:
- Đồ cúng: thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống.
- Nghi lễ: thầy cúng thắp hương đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà để khấn xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng. Tờ giấy không thấm hoặc bị đổ ra ngoài à linh nghiệm.
Bắt đầu lễ hội
- Đoàn người thực hiện lễ cúng: thầy cúng chính, thầy cúng phụ và một số nam giới trong làng.
- Đoàn người vừa đi vừa gõ để xua đuổi rủi ro, đánh thức những điều đẹp đẽ.
- Đồ lễ: hai con dê, một con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gỗ, kiếm sắt, ba cành lau, ba cành đào, ba cành mận, miếng vải đỏ, đôi sừng trâu và cây tre to,
3. Ý nghĩa của lễ hội
- Xuất phát từ nhận thức rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” theo định kì để gọt rửa những điều xui xẻo, đem lại điều may mắn.
- Xong lễ mọi người thấy nhẹ nhõm hơn và tin vào tương lai phía trước
Học tốt bài Lễ rửa làng của người Lô Lô
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Lễ rửa làng của người Lô Lô Ngữ văn lớp 7 hay khác: