Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận ngắn nhất
Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:
Nhận xét bố cục, cách lập luận xây dựng luận điểm trong bài:
1. MB (Đặt vấn đề): (I) 3 câu
(1) Nêu vấn đề trực tiếp.
(2) Khẳng định giá trị của vấn đề
(3) So sánh mở rộng và xác định phạm vi biểu hiện nổi bật của vấn đề trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.
(1) , (2), (3) → mối quan hệ nhân quả
2. TB (Giải quyết vấn đề): (II-III) Chứng minh truyền thống yêu nước anh hùng trong lịch sử dân tộc ta.
a) Trong quá khứ lịch sử (II) 3 câu
(1) Giới thiệu khái quát và chuyển ý
(2) Liệt kê dẫn chứng – xác định thái độ, tình cảm
(3) Xác định tình cảm, thái độ: Ghi nhớ công lao
(1),(2), (3) → mối quan hệ nhân quả
b) Trong thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hiện tại (III) 5 câu
(1) Khái quát và chuyến ý
(2) (3) (4) Liệt kê dẫn chứng theo các bình diện, các mặt khác nhau
(5) Khái quát, nhận định, đánh giá
(1) → (2) - (3) - (4) - (5)→ mối quan hệ tổng – phân - hợp.
3. KB (Kết thúc vấn đề) (IV) 4 câu
(1) So sánh, khái quát giá trị của tinh thần yêu nước.
(2) (3) Hai biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước.
(4) Xác định trách nhiệm, bổn phận của chúng ta (các cán bộ Đảng viên)
(1) → (2) - (3) → (4)→ quan hệ suy luận tương đồng
MB → TB → KB (hàng dọc) → quan hệ tổng – phân - hợp và quan hệ suy luận tương đồng theo dòng thời gian
Bố cục ↔ phép lập luận
II. Luyện tập
Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn"
a) Tư tưởng: Phải biết học cơ bản thì mới có thể trở thành tài.
Những luận điểm và câu văn thể hiện:
- Không phải ai cũng biết học cho thành tài (Ở đời … thành tài)
- Chỉ ai chịu khó học những điều cơ bản mới trở nên tài giỏi (Câu chuyện vẽ trứng … mới có tiền đồ)
b) Bố cục: 3 phần
MB: Ở đời …thành tài (đoạn trùng với câu) → suy luận đối lập
TB: Danh hoạ … Phục Hưng
- Câu chuyện Đơ Vanh-xi vẽ trứng là dẫn chứng minh hoạ cho luận điểm chính.
- Suy luận nhân quả: "nhân" là cách học vẽ đi vẽ lại cái trứng mà Đơ Vanh-xi đã luyện mắt được tinh, luyện tay được dẻo; và "quả" là sau này trở thành hoạ sĩ lớn của thời Phục Hưng.
- Suy luận nhân quả: "nhân" là cách dạy của thầy Vê-rô-ki-ô và sự cố công luyện tập của Đơ Vanh-xi; "quả" là sự thành công của Đơ Vanh-xi
KB: Còn lại → suy luận cụ thể khái quát: từ câu chuyện học vẽ trứng của Đơ Vanh-xi mà suy ra cách học và cách dạy những điều cơ bản nhất
→ Lập luận cả bài: tổng – phân - hợp