Soạn bài Ca Huế trên sông Hương ngắn nhất
Soạn bài Ca Huế trên sông Hương
Xem thêm Tóm tắt: Ca Huế trên sông Hương
Bố cục:
1. Từ đầu … "lí hoài nam": Giới thiệu Huế, cái nôi của dân ca.
2. Còn lại: Những đặc sắc của ca Huế và sơ lược về cách biểu diễn, thưởng thức
Câu 1 (trang 103 sgk Văn 7 Tập 2):
Những điều đã biết về cố đô Huế:
Huế thuộc miền Trung của VN, phía nam giáp Đà Nẵng, phía bắc giáp Quãng Trị. Xứ Huế là nơi mà ngày xưa đã từng là kinh đô của nước ta, thời nhà Nguyễn (1802 - 1945). Về danh lam thắng cảnh: thiên nhiên có sông Hương, núi Ngự; di tích lịch sử: thành nội, lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn, đền đài, chùa chiền trong đó có chùa Thiên Mụ nổi tiếng. Về sản phẩm vật chất và sản phẩm văn hoá tinh thần: nhiều món ăn, nhiều thứ bánh kẹo mang màu sắc Huế như: mè xững, kẹo cau…; có nón bài thơ, những điệu hò ,những làn dân ca nổi tiếng.
Câu 2 (trang 103 sgk Văn 7 Tập 2):
Các làn điệu dân ca Huế và những dụng cụ âm nhạc được nhắc tới trong bài là:
- Các điệu hò:
+ Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.
+ Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung: náo nức, nồng hậu tình người.
+ Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện: khao khát, mong chờ, hoài vọng thiết tha.
- Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân.
- Các điệu nam: nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn.
- Dụng cụ: Đàn tranh,đàn nguyệt, tì bà, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp tranh để gõ nhịp.
Câu 3 (trang 103 sgk Văn 7 Tập 2):
Sau khi đọc xong bài trên, em thấy Huế là vùng đất giàu truyền thống văn hóa đặc biệt là ân ca Huế nó mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa ở mỗi vùng đất. Từ đó cho ta thấy được một vẻ đẹp của sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về các làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa.
Câu 4 (trang 104 sgk Văn 7 Tập 2):
a. Ca Huế được hình thành: Ca Huế hình thành từ dòng văn học dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Nhạc dân gian là những làn điệu dân ca, những điệu hò… thường sôi nổi, lạc quan, vui tươi. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu hay triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng uy nghi.
b. Các điệu Huế được nhắc tới trong bài vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi vì: đó là điệu Huế bắt nguồn từ cả dòng văn học dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam.
c. Có thể nói nghe ca Huế là thú vui tao nhã vì:
+ Không gian thưởng thức: trên thuyền, giữa sông Hương
+ Thời gian: đêm trăng gió mát
+ Con người: ngồi trên thuyền rồng, xuôi theo dòng sông Hương
→ quang cảnh sông nước đẹp huyền ảo, thơ mộng, phù hợp với tiếng đàn réo rắt
- Nghe và nhìn trực tiếp các ca công: cách ăn mặc, cách chơi đàn.
→ cách thưởng thức ca Huế vừa dân dã vừa sang trọng, tao nhã, thi vị, quyến rũ, giữa một thiên nhiên và lòng người trong sạch.
Luyện tập
Địa phương em không có làn điệu dân ca nào, nhưng em được biết một số làn điệu dân ca sau: Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca các dân tộc miền núi và Tây Nguyên)
Nhận xét – Ý nghĩa
Cố đô Huế nổi tiếng với các điệu hò và dân ca. Đó là hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc rất thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần được bảo tồn và lưu giữ.