Soạn bài Quan hệ từ ngắn nhất
Soạn bài Quan hệ từ
I. Thế nào là quan hệ từ?
1: Xác định quan hệ từ:
a. của
b. như
c. Bởi ...và ... nên
d. nhưng
2: Ý nghĩa của quan hệ từ:
- Của biểu thị quan hệ sở hữu giữa đồ chơi và chúng tôi;
- Như biểu thị quan hệ so sánh giữa người và hoa;
- Cặp quan hệ từ bởi ... nên biểu thị quan hệ nguyên nhân (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực)
- kết quả (chóng lớn lắm); và biểu thị quan hệ liên hợp.
- Nhưng biểu thị quan hệ đối nghịch giữa Mẹ thường …và hôm nay …
II. Sử dụng quan hệ từ
1:Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (a), (c), (e), (i). Còn lại đều buộc phải có quan hệ từ
2: Các quan hệ từ cùng cặp với nhau:
- Nếu ... thì ...
- Vì ... nên ...
- Tuy ... nhưng ...
- Hễ ... thì ...
- Sở dĩ ... vì ...
3: Đặt câu:
- Nếu bạn học tốt thì bạn sẽ vượt qua kì thi dễ dàng. (quan hệ điều kiện - kết quả)
- Vì đường trơn nên tôi bị ngã xe. (quan hệ nguyên nhân - kết quả)
- Tuy chị Lan là người khuyết tật nhưng chị rất lạc quan, vươn lên trở thành Giám đốc trung tâm bảo trợ trẻ khuyết tật. (quan hệ nhượng bộ)
- Hễ đất nước ta còn một tên xâm lược nào thì dân tộc ta cũng đứng lên đấu tranh tới cùng. (quan hệ điều kiện
- kết quả)
- Bạn ấy đạt kết quả cao trong kì thi vì bạn ấy ôn thi rất tốt. (quan hệ nguyên nhân)
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 98 sgk Văn 7 Tập 1):
Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là : của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.
Câu 2 (trang 98 sgk Văn 7 Tập 1):
Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
Câu 3 (trang 98 sgk Văn 7 Tập 1):
Các câu mắc lỗi về quan hệ từ là: (a), (c), (e), (h). Riêng câu (k) và (l), không câu nào sai nhưng câu (l) nên bỏ từ cho để tránh nặng nề.
Câu 4 (trang 99 sgk Văn 7 Tập 1):
Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ.
Đông đã tới kéo theo bao thay đổi về không gian đất trời và con người. Không còn những ngày thu ấm áp, thay vào đó là những cơn gió rét run rẩy, đất trời trở nên u ám, các hàng cây cũng thu mình vào, phô ra cái vẻ khẳng khiu. Tuy mọi thứ trở nên rét mướt và run rẩy nhưng tôi lại rất yêu quý mùa đông. Mùa đông xua tan những cái nắng hè gay gắt, con người được khoác trên mình những bộ quần áo ấm áp, có những khoảnh khắc tiết trời đông thật đẹp: đó là những cơn mưa tuyết. Đối với đất nước nhiệt đới ẩm gió mùa như nước Việt Nam thì điều đó thật là tuyệt vời.
Câu 5 (trang 99 sgk Văn 7 Tập 1):
Phân biệt ý nghĩa của quan hệ từ nhưng dựa trên sắc thái: câu (1) tỏ ý khen ngợi, câu (2) tỏ ý chê bai.