Soạn bài Rút gọn câu ngắn nhất


Soạn bài Rút gọn câu

I. Thế nào là rút gọn câu?

1. a) Thiếu chủ ngữ

b) Có chủ ngữ

2. Chủ ngữ có thể là: Chúng ta / Người VN …

3. Vì câu tục ngữ đưa ra những lời khuyên chung cho mọi người hoặc nêu một nhận xét chung về đặc điểm của người VN ta nên phù hợp với bất kì ai.

4

a) Lược VN (đuổi theo nó), vì đã xuất hiện trước đó  tránh lặp lại

b) Lược cả CN lẫn VN (Mình đi Hà Nội), vì 2 người đang đối thoại trực tiếp  thông tin nhanh hơn, tránh lặp lại

II. Cách dùng câu rút gọn:

1. Những câu in đậm đều thiếu CN

Không nên rút gọn câu như vậy bởi vì làm cho câu khó hiểu, văn cảnh không cho phép khôi phục lại một cách dễ dàng.

2. Trong trường hợp này không nên rút gọn câu vì làm câu thiếu tình cảm, lễ phép. Câu "Bài kiểm tra toán." mặc dù thiếu vị ngữ nhưng có thể chấp nhận được nếu thêm vào những từ ngữ xưng hô lễ phép, chẳng hạn: Bài kiểm tra toán ạ! hoặc Bài kiểm tra toán mẹ ạ!

3. Như vậy, khi rút gọn câu ta cần lưu ý

- Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

- Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.

III. Luyện tập:

Câu 1 (trang 16 sgk Văn 7 Tập 2): Trong các câu tục ngữ đó, các câu là câu rút gọn như:

b) Rút gọn CN. Mục đích để câu gọn hơn, phù hợp với dung lương của câu tục ngự ngắn gọn nhưng đúc kết được các kinh nghiệm quý báu, ngụ ý khuyên chung mọi người biết sống có đạo lý

c). Rút gọn CN. Mục đích để câu gọn hơn, phù hợp với dung lương của câu tục ngự ngắn gọn nhưng đúc kết được các kinh nghiệm quý báu, ngụ ý thông tin rõ điều muốn nói - sự vất vả của người nuôi lợn, nuôi tằm)

d) Rút gọn nòng cốt câu

- vị ngữ "là". Mục đích để câu gọn hơn, phù hợp với dung lương của câu tục ngự ngắn gọn nhưng đúc kết được các kinh nghiệm quý báu, ngụ ý khẳng định mạnh mẽ sự quý trọng của đất.

Câu 2 (trang 16 sgk Văn 7 Tập 2):

a. Các câu rút gọn chủ ngữ:

      + Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

      + Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

      + Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia

      + Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

* Khôi phục những câu rút gọn trong bài thơ" Qua đèo Ngang"

      + Tôi, ta bước tới đèo Ngang bóng xế tà

      + Tôi nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

      + Tôi, ta thương nhà mỏi miệng, cái gia gia

      + Tôi, ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

b) Rút gọn chủ ngữ

      + Đồn rằng quan tướng có danh,

      + Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

      + Ban khen rằng: "Ấy mới tài",

      + Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

      + Đánh giặc thì chạy trước tiên,

      + Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

      + Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

- Khôi phục:

      + Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

      + Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

      + Vua ban khen rằng: "Ấy mới tài",

      + Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

      + Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,

      + Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

      + Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

Trong thơ, ca dao thường gặp nhiều câu rút gọn bởi thơ, ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích, việc dung lượng số chữ trong một dòng rất hạn chế cũng khiến ca dao hay dùng câu rút gọn.

Câu 3 (trang 17 sgk Văn 7 Tập 2): Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau vì cậu bé và người khách sử dụng các câu rút gọn sau:

Mất rồi; mất bao giờ? ; tối hôm qua; cháy ạ!

Chính vì sử dụng các câu rút gọn đó khiến nội dung thông tin bị sai lệch đi rất nhiều, vị khách không hiểu thông tin chính xác: Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn. Qua đó, trong giao tiếp đặc biệt giao tiếp với vai vế trên không được sử dụng các câu rút gọn, nếu không sẽ vi phạm vào nội dung giao tiếp.

- Bài học: Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.

Câu 4 (trang 18 sgk Văn 7 Tập 2): Cách nói rút gọn của anh chàng trong câu chuyện gây cười bởi dễ gây hiểu lầm cho mọi người xung quanh bởi sử dụng các câu rút gọn:

- Đây → đáng lẽ phải là: Tôi là người ở đây.

- Mỗi → đáng lẽ phải là: Nhà tôi chỉ có một con.

- Tiệt → đáng lẽ phải là: Cha mẹ tôi đều đã qua đời

Người ta sẽ đánh giá về nhân cách của anh chàng trong truyện hết sức cộc lốc, vì miếng ăn mà trả lời vội vàng, không có phép tôn trọng lịch sự đối với mọi người xung quanh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 7 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.