Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích ngắn nhất


Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích

Đề 1

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Bác Hồ muốn khuyên dạy điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

I. Mở bài: Giới thiệu về tết trồng cây hàng năm

- Khẳng định vấn đề của câu thơ.

II.Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ của Bác.

      + Việc trồng cây quả đúng là có ý nghĩa với mùa xuân của đất trời.

      + Việc trồng cây còn có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước nữa.

- Chứng minh tinh đúng đắn của vấn đề:

      + Vai trò của cây cối đối với kinh tế:

      + Vai trò của cây cối đối thiên nhiên khí hậu:

      + Vai trò của cây cối đối với quốc phòng.

- Bàn luận vấn đề: Việc trồng cây trong mùa xuân lại có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước vì: nó rèn tập cho con người ý thức sống vì cuộc sống chung. Nó tạo cho con người tâm thế vững vàng, tự tin để bước vào một năm làm việc mới đầy hiệu quả. Hãy xác định trách nhiệm của bản thân trước lời dạy của Bác Hồ.

III: Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Bài học cá nhân rút ra.

Đề 2:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng.

Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy?

Lập dàn ý.

I. Mở bài:

- Vai trò của ca dao, dân ca

- Giới thiệu vào nội dung chính: Lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:

II. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của câu ca dao:

      + Nghĩa đen: Nhiễu là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý. Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên. ⇒ Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo

      + Nghĩa bóng: câu tục ngữ này khuyên chúng ta đã là người trong một nước thì hay biết thương yêu nhau, san sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ... đối với nhau.

- Chứng minh tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau?

      + Bảo vệ và xây dựng đất nước

      + Vượt qua mọi khó khăn, gian nan trong thử thách.

      + Làm nên mọi thắng lợi trong cuộc sống.

- Bàn bạc vấn đề: Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? (hãy thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với những người thân yêu và với cộng đồng)

III.Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

- Bài học cho bản thân.

Đề 3:Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

I. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề thành công trong cuốc sống

- Khẳng định vai trò từ những lần thất bại sẽ tạo cho con người những bài học kinh nghiệm quý báu.

II. Thân bài:

a. Giải thích câu tục ngữ.

      + Nghĩa đen: coi thất bại là người mẹ (của thành công)

      + Nghĩa bóng: Trong cuộc đời ai ko từng vấp ngã, nhưng con người cần đứng lên nỗ lực để vượt qua tất cả.

b. Chứng minh:

- Thất bại cho ta những bài học kinh nghiệm quý báu cho lần sau

- Thất bại rèn cho ta đức tính kiên kì bền bì và nhẫn nại

- Thất bại giúp ta học được những tri thức mới và luôn cần cố gắng

c. Bàn bạc vấn đề: Nhiều người cứ thất bại là nhụt chí, không chịu cố gắng. Phê phán thái độ đó trong cuộc sống.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề.

- Bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Đề 4:Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

I. Mở bài:

      + Nêu lên vai trò của ngôn ngữ trong cuộc sống: Lời nói là công cụ giúp con người chúng ta giao tiếp với nhau, làm cho người gần người hơn.

      + Khẳng định vai trò của lời nói hay trong cuốc sống

II. Thân bài:

1. Nghĩa đen

      + Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp.

      + Vàng là một thứ kim loại quý giá, được xem như là tài sản của con người.

      + Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị như một thứ của cải, tài sản quý giá của con người.

2. Chứng minh và bàn luận vấn đề:

      + Lời nói giúp diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian.

      + Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc.

Dẫn chứng: việc thuyết phục một đối tác kí hợp đồng phải cần có những lời nói khôn khéo và thuyết phục.

      + Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ chẳng ai đánh giá cao một con người ăn nói hàm hồ, thô tục. Ngược lại, một lời nói ngọt ngào, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ được đánh giá là một người có học thức, có văn hóa.

3. Mở rộng vấn đề:

      + Lời nói là một thứ của cải vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua được. Đó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, không thể mua bán được; " Lời nói chẳng mất tiền mua"

      + Một lời nói ra thì không thể nào thu hồi lai được. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận trong việc phát ngôn : "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

      + Nói ra thì dễ nhưng nói thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

- Bài học rút ra đối với bản thân.

Đề 5:Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

I: Mở bài:

- Giới thiệu vai trò của việc học

- Khẳng định quá trình lâu dài của việc học:

II. Thân bài:

- Giải thích các khái niệm:

      + "Học" : không chỉ là học từ trường lớp, thầy cô mà còn là học từ bạn bè, sách vở, từ kinh nghiệm của những người đi trước, học từ cuộc sống vvv...

      + " Học nữa": Đã học 1 thì học tiếp để biết 2, biết hiện tượng rồi thì học nữa để biết nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng đó, rồi học nữa để biết hiện tượng đó sẽ dẫn đến cái gì vv...

      + "Học mãi": học vấn không phân biệt tuổi tác, sự học còn tiếp diễn suốt đời.

- Chứng minh vai trò của việc học:

      + học để mở rộng hiểu biết, để ứng dụng trong cuộc sống .

      + Học để con người tự khẳng định mình.

      + Học để sống tốt hơn trong môi trường hiện đại

III.Kết bài:

- Khẳn định lại vấn đề.

- Bài học rút ra đối với bản thân.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 7 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.