Soạn bài Bài ca Côn Sơn - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với soạn bài Bài ca Côn Sơn trang 66 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.
Soạn bài Bài ca Côn Sơn - Chân trời sáng tạo
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Văn bản ca ngợi bức tranh thiên nhiên và con người giao hòa. Ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.
Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.
Trả lời:
- Điệp từ “Côn Sơn”
Tác dụng: Nhấn mạnh miêu tả thiên nhiên ở Côn Sơn
- So sánh: “như tiếng đàn cầm”, “như chiếu êm”
Tác dụng: ra khung cảnh thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy, tạo ra cảm giác thanh cao, mát mẻ, trong lành.
Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?
Trả lời:
- Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là nhân vật trữ tình hoặc chính là tác giả.
Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.
Trả lời:
- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn.
- Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…
⇒ Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn
⇒ Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?
Trả lời:
- Hình ảnh thiên nhiên khoáng đạt, tươi đẹp, hấp dẫn cùng tâm hồn thanh cao, hòa mình vào thiên nhiên của nhân vật “ta” giúp cho bức tranh thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ.