Soạn bài Cái chúc thư - Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Cái chúc thư trang 105, 111 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.
Soạn bài Cái chúc thư - Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 105 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Các bản chúc thư thường có nội dung, mục đích thế nào và thường do ai lập? Điều gì bảo đảm cho một bản chúc thư có giá trị?
Trả lời:
- Các bản chúc thư thường là lời dặn dò của người chủ gia đình, người lãnh đạo đất nước trước khi mất.
- Chúc thư, di chúc viết thành văn bản có giá trị hành chính, pháp lý.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật khi họ tham dự vào màn kịch làm chúc thư mạo danh này?
- Các nhân vật sẽ bị bại lộ và có khi bị bắt khi họ tham dự vào màn kịch làm chúc thư mạo danh này.
2. Suy luận: Ở lớp kịch thứ III và thứ IV, khi sắp thực hiện mưu kế đã vạch sẵn, tâm trạng của Hy Lạc, Khiết, Lý có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau ấy?
- Ở lớp kịch thứ III và thứ IV, khi sắp thực hiện mưu kế đã vạch sẵn, tâm trạng của Hy Lạc là hào hứng, mong đợi, còn Khiết thì lo sợ. Bởi Hy Lạc là người giục nhưng không phải là người ký nên không có tội, còn được hưởng lợi nếu thành công còn Khiết thì lo sợ do Khiết là người giả mạo, sợ bị phát hiện.
3. Theo dõi: Chú ý phân biệt các lượt thoại nhân vật nói với người khác (đối thoại) và nói với chính mình (độc thoại) trong lớp thứ VI?
- Các lượt thoại nói với chính mình thì đứng sau (nói một mình), (nói riêng), (nói rõ) còn lại là các thoại nói với người khác.
4. Theo dõi: Từng nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý hiện ra trong màn kịch với nét tính cách như thế nào?
- Hy Lạc là một người tham vật chất, không sợ gì cả mà bất chấp tất cả chỉ để giành được gia sản của bác mình, vô tình vô nghĩa.
- Khiết là một người tham vật chất nhưng vẫn sợ bị phát hiện, biết cách hưởng lợi cho mình.
- Lý là người tham vật chất nhưng biết cách lợi dụng người khác, ngư ông đắc lợi mà không mang tiếng xấu.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Văn bản nói về việc Hy Lạc, Khiết và Lý bàn nhau đóng giả mời công chứng viên về làm chúc thư giả.
Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu một số biểu hiện cụ thể của hành động kịch trong văn bản. Có thể sử dụng mẫu bảng sau (làm vào vở):
Nhân vật |
Hành động kịch qua lời đối thoại |
Hành động kịch qua lời độc thoại |
Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi |
Hy Lạc |
|
|
|
Khiết |
|
|
|
Lý |
|
|
|
Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém” hay “cái thấp kém” với “cái cao cả”? Hãy giải thích ý kiến của em.
Trả lời:
Nhân vật |
Hành động kịch qua lời đối thoại |
Hành động kịch qua lời độc thoại |
Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi |
Hy Lạc |
- Cảm ơn và trấn an Khiết vì đóng giả bác... - Làm việc này vì tình yêu - Muốn ở bên cạnh Khiết để xem xét - Giả vờ buồn khi Khiết bảo sẽ để lại cho gia tài - Tức tối khi Khiết muốn để tiền cho mình |
- Tức tối và chửi thầm Khiết vì tự ý để tiền cho mình - Muốn biết Khiết có ý gì |
- Chửi thầm - Tức giận - Bất ngờ - Vui mừng |
Khiết |
- Sợ bị phát hiện khi đóng giả nhưng vẫn liều - Cho đóng cửa và bảo Hy Lạc ngồi cạnh vì sợ bị phát hiện - Cho Hy Lạc và Lý ở cạnh - Đóng giả và muốn chết tiết kiệm - Tự ý để tiền cho mình |
|
- Vui mừng |
Lý |
- Giúp khiết đóng giả bác - Muốn ở bên cạnh Khiết để xem xét - Giả vờ cảm ơn khi Khiết bảo sẽ để lại cho gia tài - Vui mừng khi được để cho hai trăm ngàn đồng |
- Sợ Khiết quên mình - Mừng khi việc làm giả hoàn thành |
- Bất ngờ - Vui mừng |
Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Phân tích một số điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của các nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý.
Trả lời:
- Điểm giống là cả ba đều tham tiền tài, hám của, dám làm mọi chuyện để trục lời cho mình
- Điểm khác:
+ Hy Lạc: Ham tiền tài nhưng lại không biết tính toán nên khi Khiết trục lợi cho mình nên chỉ biết chấp nhận
+ Khiết: Sợ bị phát hiện nhưng vì tiền nên dám làm liều, lợi dụng sơ hở để trục lợi cho mình
+ Lý: Ngồi không hưởng lợi, vui mừng khi được lợi mà không mất gì.
Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì qua văn bản trên? Căn cứ vào đâu để xác định như vậy?
Trả lời:
- Tác giả muốn phê phán mãnh liệt bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội ngày ấy, vì tiền mà bất chấp tất cả bất chấp tình thương, tình cảm anh em chỉ để có lợi cho mình.
Câu 4 (trang 111 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Phân tích thủ pháp trào phúng mà em cho là đặc sắc trong văn bản.
Trả lời:
- Thủ pháp trào phúng trong văn bản:
+ Khiết sợ bị phát hiện nhưng vì tiền nên vẫn dám làm liều
+ Hy Lạc vui mừng vì thành công làm giả chúc thư nhưng lại tức tối khi thấy Khiết trục lợi cho bản thân
+ Lý bất ngờ vì hành động của Khiết nhưng vẫn thấy vui vì được chia tiền.
- Nghệ thuật xây dựng và phát triển tình huống:
+ Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu.
+ Ngòi bút miêu tả sắc sảo, thể hiện rõ nét riêng của từng nhân vật.
Câu 5 (trang 111 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Cho biết ý kiến của em về một trong hai nhận định dưới đây:
a. Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn luôn có mặt trong các Lớp kịch III, IV, V, VI.
b. “Cái chúc thư” cũng là một nhân vật văn học có nhiều ý nghĩa.
Trả lời:
a. Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn có mặt trong các lớp kịch III, IV, V, VI.
b. Ý kiến này đúng vì dù cụ không xuất hiện nhưng luôn được nhắc tới bởi sự đóng vai của Khiết, làm giả cụ Di Lung.
Câu 6 (trang 111 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Cái chúc thư là hài kịch?
Trả lời:
- Dựa trên hành động kịch của các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý.
- Qua lời đối thoại và lời độc thoại nội tâm của các nhân vật cho thấy sự mỉa mai của tác giả.
Câu 7 (trang 111 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Cùng với ba bạn trong lớp, em hãy nhập vai và thể hiện lời thoại của một trong bốn nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý, Thận Trọng.
Trả lời:
- HS chọn nhóm và tự thực hiện.