X

Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Top 20 Thảo luận về vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học (cực hay)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 20 bài văn Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi: vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Thảo luận về vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học (cực hay)

Thảo luận về vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học - mẫu 1

Thời gian gần đây xã hội chứng kiến không ít vụ tai nạn thương tích, bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, học sinh (HS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông ở nhiều địa phương trên cả nước. Nhức nhối hơn là tình trạng HS, sinh viên vi phạm pháp luật, đặc biệt là các em bị lôi kéo, thực hiện hành vi vi phạm thông qua mạng xã hội. Những vụ việc này đã ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trường học, an toàn tính mạng HS cũng như uy tín, danh dự của đội ngũ nhà giáo, gây bức xúc trong xã hội. Trong buổi thảo luận ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau đưa ra những ý kiến, giải pháp cho vấn đề này nhé!

Trên địa bàn tỉnh, tại một số trường HS THCS, THPT thường xuyên ra khỏi cổng trong giờ học, trốn đi chơi game hoặc bị dụ dỗ đi chơi cũng đã từng xảy ra; bạo lực học đường chưa được giải quyết dứt điểm... Đặc biệt, mới đây, tại Trường Tiểu học Đồng Lương (Lang Chánh) xảy ra vụ việc đối tượng Đỗ Mãnh Chiểu Minh, xã Đồng Lương đột nhập vào trường dùng dao nhọn tấn công khiến 5 HS và 1 giáo viên bị thương, trong đó có 1 HS đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Điều này cho thấy, đã đến lúc cần sự quan tâm và vào cuộc đồng bộ không chỉ của ngành chức năng mà cả gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội để khắc phục lỗ hổng và bất cập trong việc bảo đảm ANAT khối trường học.

Những năm qua, bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học, Trường Tiểu học Hòa Lộc (Hậu Lộc) luôn chú trọng công tác bảo đảm ANAT trường học, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, giúp học sinh, giáo viên an tâm học tập, giảng dạy. Thầy giáo Mai Chí Nguyện, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để bảo đảm ANAT trong trường học, nhà trường thường xuyên củng cố lực lượng bảo vệ đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong trường học. Bên cạnh đó, ban giám hiệu, tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm và các lớp trực tăng cường giám sát mọi hoạt động của HS trong giờ ra chơi, khu vực trường học. Chỉ đạo bảo vệ, tập thể sư phạm nhà trường thực hiện nghiêm quy chế đóng cổng trường trong giờ học, tránh tình trạng HS ra ngoài trường cũng như người lạ vào trong trường. Cùng với đó, phối hợp với lực lượng công an địa phương tuyên truyền pháp luật cho HS nhằm nâng cao ý thức tự phòng, tự quản và tinh thần đấu tranh tố giác tội phạm, đồng thời, xử lý những trường hợp làm mất an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường... Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhiều năm qua, ANAT ở Trường Tiểu học Hòa Lộc luôn được bảo đảm.

Không riêng gì Trường Tiểu học Hòa Lộc, qua tìm hiểu thực tế tại nhiều đơn vị trường, bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, các đơn vị còn tăng cường nền nếp, kỷ cương, xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. Thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn tâm lý, kỹ năng sống cho học sinh, quan tâm giáo dục nhiều hơn đối với đối tượng học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, có cá tính, lối sống không bình thường...

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề ANAT trường học vẫn còn nhiều bất cập nảy sinh và đang là mối lo ngại cho nhiều người. Một trong những nỗi lo hàng đầu khiến dư luận đặc biệt quan tâm là tình trạng bạo lực học đường. Câu chuyện này không mới nhưng luôn là vấn đề nóng, khi mà thực tế cho thấy các vụ việc diễn ra trong thời gian gần đây có mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tiếp đến là công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình với các ban, ngành liên quan ở địa phương chưa được thường xuyên và kịp thời. Không ít phụ huynh giao phó trách nhiệm cho thầy, cô giáo trong khi giáo viên chỉ quan tâm cung cấp kiến thức mà chưa quan tâm đến diễn biến tư tưởng của học sinh để kịp thời động viên, uốn nắn, còn chính quyền địa phương thì chỉ vào cuộc khi sự việc đã ở mức độ nghiêm trọng. Vì vậy, sợi dây ràng buộc giữa gia đình, nhà trường và xã hội trở nên lỏng lẻo, các em có biểu hiện thờ ơ, vô cảm trước những hành động bạo lực học đường hoặc không có sự trang bị đầy đủ để bảo vệ bản thân trước những hành vi vi phạm pháp luật. Thêm một thực tế dễ nhận thấy là mặc dù trường nào cũng có ít nhất một bảo vệ, nhưng đội ngũ này lại hoàn toàn không bảo đảm các yếu tố cần thiết về sức khỏe, kỹ năng để kịp thời ngăn chặn các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Đơn cử như tại TP Thanh Hóa, hầu hết lực lượng bảo vệ ở hơn 140 trường học thuộc sự quản lý của phòng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đều là người đã hết tuổi lao động và không có nghiệp vụ về bảo vệ. Thầy giáo Tạ Hồng Lựu, Trưởng Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa cho biết: Đa số lực lượng bảo vệ ở các trường học trên địa bàn thành phố là những người đã nghỉ hưu và thường chỉ làm nhiệm vụ trông coi, mở cổng trường là chính. Đáng lo ngại là vậy, nhưng không có cách nào khác, bởi bảo vệ không nằm trong quân số biên chế của nhà trường, nên những người còn trẻ, khỏe, họ không mặn mà với công việc này. Hơn nữa, chế độ tiền công, tiền lương chi trả cho lực lượng bảo vệ rất thấp. Đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn trong việc tuyển dụng những bảo vệ có chuyên môn, góp phần giữ vững ANAT trường học.

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, tăng cường công tác bảo đảm ANAT trường học và phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục, mới đây, Sở GD&ĐT có văn bản đề nghị chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo, tạo mọi điều kiện để các nhà trường tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm ANAT cho các cơ sở giáo dục. UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường mối đoàn kết tại khu dân cư, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các mâu thuẫn giữa các gia đình nhằm ngăn chặn các vụ bạo lực học đường có thể xảy ra từ các mâu thuẫn này. Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các nhà trường phải xây dựng nội quy ra vào trường học, kiểm soát chặt chẽ các trường hợp ra vào cổng trường. Tập trung chỉnh trang, tu sửa hệ thống tường rào, cổng trường, nhà thường trực...; khuyến khích lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các nhà trường để kịp thời xử lý khi có người lạ đột nhập và các vụ việc bất thường xảy ra trong khu vực trường học. Các nhà trường phát huy vai trò tự quản của HS và giáo viên trong nhà trường; kiện toàn tổ bảo đảm ANAT trường học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên đảm nhiệm các khu vực trước, trong và sau các buổi học, kịp thời ứng phó và xử lý các trường hợp bất thường xảy ra...

Hy vọng các cấp, ban, ngành, các nhà trường, phụ huynh học sinh vào cuộc đồng bộ nhằm khắc phục những bất cập hiện nay. Sự chủ động, tích cực từ mỗi đơn vị trường, cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn sẽ là tiền đề quan trọng góp phần phát triển toàn diện học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.

Thảo luận về vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học - mẫu 2

Xin chào các bạn, hôm nay nhóm chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về vấn đề ngắn chặn sự cố về an ninh xảy ra trong trường học. Rất mong sẽ nhận được sự đóng góp từ mọi người.

Tuổi học trò luôn là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Thế nhưng, có một vấn nạn đang xảy ra và ngày càng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong cộng đồng hiện nay chính là nạn bạo lực học đường. Đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối và cần có nhiều biện pháp để khắc phục, trả lại môi trường học đường trong sáng, lành mạnh cho học sinh, sinh viên.

Bạo lực học đường là những lời nói, hành vi bạo lực thô bạo, thiếu văn hóa giữa học sinh với học sinh và thậm chí và học sinh với thầy cô giáo. Những hành vi và lời nói này xúc phạm nghiêm trọng tới thể chất và tinh thần của người bị hại, gây những tác động xấu trong xã hội. Một thực tế đáng buồn là tình trạng bạo lực học đường đang có tình trạng gia tăng.

Mỗi ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội hay trong chính cuộc sống xung quanh chúng ta cũng có thể bắt gặp những vụ bạo lực học đường. Các nhóm học sinh, sinh viên túm đông lại để xem 2 bạn học sinh “xử lý” lẫn nhau. Những nhóm học sinh hung bạo đánh đập thô bạo một bạn học sinh không có sức kháng cự. Đặc biệt là những vụ nữ sinh đánh nhau còn xé áo, xé quần nhằm làm nhục bạn rồi tung lên các trang mạng xã hội. Hay có những bài báo đưa tin thầy giáo, cô giáo có những lời lẽ và hành động xúc phạm đến danh dự và thân thể học sinh. Rồi học sinh có thái độ vô lễ, coi thường thầy cô giáo…

Những hành vi bạo lực đó để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với mọi người. Với những người bị hại, những hành vi bạo lực trên đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của họ. Gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ thường trực. Gây ra những mất mát, thương đau cho các gia đình có con bị hại. Thậm chí có những vụ bạo hành gây mất mạng. Nó cũng làm cho tình trạng xã hội ngày một bất ổn.

Không chỉ có ảnh hưởng xấu đối với những người bị hại mà cả những người gây bạo lực cũng bị những ảnh hưởng tiêu cực. Chắc chắn họ sẽ bị kỉ luật, bị chê trách, làm ảnh hưởng tới sự nghiệp và tương lai. Nếu hành vi này không được giáo dục và thay đổi sẽ dẫn tới sự phát triển không toàn diện sau này.

Vậy nguyên nhân của những hành vi bạo lực học đường này do đâu? Có thể kể đến một trong những nguyên nhân đầu tiên chính là sự thiếu hiểu biết và nhận thức một cách toàn diện của các bạn học sinh, sinh viên. Họ đánh bạn với những xích mích, những mẫu thuẫn không đáng có, hoặc thậm chí đánh bạn để thể hiện ta đây là “đàn anh, đàn chị”, để ra oai. Có điều này là do họ bị ảnh hưởng bởi môi trường bạo lực, thiếu văn hóa hoặc tiếp xúc với quá nhiều những yếu tố bạo lực như phim ảnh hay các trò chơi điện tử. Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cũng có một phần trách nhiệm do chưa có sự quan tâm thích đáng cũng như chưa có phương pháp giáo dục con cái, học sinh hợp lý. Một nguyên nhân nữa phải kể đến chính là sự dửng dung của một bộ phận người trong xã hội trước những hành động bạo lực học đường. Nó khiến cho các hành động bạo lực có cơ hội được lan rộng.

Trước những hậu quả và nguyên nhân trên, cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu những hành vi bạo lực học đường trong xã hội hiện nay. Trước hết, bản thân mỗi người cần có những nhìn nhận đúng đắn về hành vi của mình, có cách điều chỉnh và rèn luyện bản thân theo những hướng tích cực hơn. Nhà trường cần có những phương pháp giáo dục toàn diện hơn, chặt chẽ hơn để học sinh có thể nhìn thấy những tác hại khôn lường từ hành vi thiếu ý thức của mình. Gia đình cũng cần quan tâm tới cuộc sống của con cái nhiều hơn, hạn chế cho con tiếp xúc với những môi trường chứa nhiều bạo lực như phim ảnh hay các trò chơi điện tử.

Bạo lực học đường tuy không phải là vấn đề mới nhưng nó có ảnh hưởng cũng như tác động xấu đối với toàn xã hội, vì thế mỗi người cần nâng cao ý thức của chính mình cũng như những người xung quanh để ngăn chặn hành vi này, trả lại cho học đường môi trường phát triển lành mạnh.

Thảo luận về vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học - mẫu 3

Xin chào các bạn, hôm nay nhóm chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về vấn đề ngắn chặn sự cố về an ninh xảy ra trong trường học. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu".

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.

Giải pháp nào cho Bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường: Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.

Theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

Xem thêm các bài Soạn văn 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: