X

Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Top 10 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 10 bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng

Dàn ý giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng

(1) Mở đầu: Nêu các thông tin chung về cuốn truyện.

(2) Triển khai: Trình bày các nội dung chính; nêu một vài nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện.

(3) Kết luận: Nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuốn truyện.

- Lưu ý: Khi trình bày, cần chọn giọng nói phù hợp (giọng chia sẻ thân mật, giọng tâm tình,…), thể hiện các thông tin một cách chính xác. Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…

Bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng - mẫu 1

Nhắc tới nhà văn Nguyên Hồng, người ta thường nghĩ đến các tác phẩm như: Bỉ vỏ, Thời thơ ấu và đặc biệt là bộ tiểu thuyết Cửa biển. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, tiểu thuyết dang dở Núi rừng Yên Thế mới là tâm huyết, là trăn trở lớn nhất của nhà văn. Nguyên Hồng xây dựng tiểu thuyết lịch sử Núi rừng Yên Thế với tư tưởng đây là cuộc chiến tranh nhân dân theo đường lối trường kỳ kháng chiến.

Với tác phẩm này, nhà văn muốn khẳng định cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa của quần chúng, được chuẩn bị, nung nấu từ trong quần chúng nhân dân. Để hiện thực hóa tư tưởng đó, tác giả đã bắt đầu tác phẩm từ những con người khốn khổ, gồng gánh, chui lủi, dắt díu nhau phiêu dạt khắp nơi. Mỗi con người là một cảnh đời, một số phận nhưng lại gặp nhau ở một điểm: bị truy đuổi, bị dồn ép buộc phải rời bỏ quê hương, buộc phải trốn chạy lên nơi thâm sơn cùng cốc, nơi mà họ hy vọng tính mạng có thể được bảo toàn. Trong trái tim những kẻ khốn khổ tha hương đó đều mang theo mối thù nhà nợ nước nung nấu đòi phải trả…

Dưới ngòi bút Nguyên Hồng đầy cảm hứng lịch sử, Yên Thế trở nên rõ nét trong từng thời khắc, từng thiên cảnh, từng con người rất Yên Thế mà cũng rất Việt Nam, một Việt Nam những năm tháng chủ quyền rơi vào tay thực dân Pháp. Phải nói rằng, trí tưởng tượng phong phú, kết hợp với những suy ngẫm về chí khí ông cha đã giúp Nguyên Hồng tái tạo thật sinh động, thật rung cảm về một Yên Thế du thủ, du thực, nhưng giết người không vì của mà vì việc nghĩa, một Yên Thế đánh giặc phương Bắc, phương Tây từ Cai tổng Vàng, Cai Kinh đến Đề Nhân, Đốc Văn, Thơm,...một Yên Thế trầm hùng. Bằng đôi cánh tưởng tượng đầy lãng mạn, Nguyên Hồng đã nâng Yên Thế vốn chim trong xa xưa bay về thời đại hôm nay.

Nhưng đáng tiếc thay, nhà văn Nguyên Hồng đã ra đi giữa những trang viết Núi rừng Yên Thế còn bộn bề, ngổn ngang. Kết cục những số phận, những mảnh đời của bao nhân vật mà nhà văn khắc khoải, ao ước, nung nấu đã đi vào bí mật, cùng tác giả sang thế giới siêu linh. Cho dù tác phẩm chưa đi được đến đích nhưng chúng ta có thể thấy nhà văn đã xây dựng tác phẩm để khẳng định: cuộc khởi nghĩa Yên Thế nổ ra là tất yếu, là đúng với quy luật của lịch sử. Cuộc khởi nghĩa là sự tổng hợp của ý chí, của sức mạnh toàn dân quyết đứng lên bảo vệ quyền sống, quyền tự do của con người trước sự áp bức bóc lột của giặc ngoại bang.

Bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng - mẫu 2

Nguyên Hồng từng được nhận định rằng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Đúng vậy! Ông là cây bút tài hoa cho văn học viết về phụ nữ và nhi đồng. Bởi đã là một nghệ sĩ đâu ai chỉ có một phong cách, Nguyên Hồng cũng vậy ngoài là cây bút về văn học điển hình trên ông còn viết về lịch sử cách mạng . Cuốn truyện “Núi rừng Yên Thế” là một minh chứng tiêu biểu cho góc nhìn lịch sử của ông, nhưng đồng thời cuốn truyện cũng là những trăn trở lớn nhất bởi chưa được hoàn thành.

Tác phẩm núi rừng Yên Thế xoay quanh lời tri ân tới sự lãnh đạo tài tình của Hoàng Hoa Thám và lời cảm tạ tới quần chúng nhân dân những tập thế đó đã đoàn kết, chuẩn bị và sẵn sàng đấu tranh, bởi lẽ đó cuộc khởi nghĩa Yên Thế được coi là cuộc khởi nghĩa từ nhân dân. Nguyên Hồng thấu được hiện thực lúc bấy giờ, từ đầu tác phẩm ta đã thấy Nguyên Hồng kể về những hiện thực khốn khổ, bị hắt hủi, bị chà đạp, thậm chí phải gồng gánh, tha hương khắp muôn nơi. Bởi họ đã quá khổ, đã quá tủi nhục từ đó tinh thần vục lên tất cả của những mảnh đời đó đã trỗi dậy. Họ sẵn sàng tập hợp lại đấu tranh bảo vệ quyền lợi của cá nhân cũng như bảo vệ non sống đất nước. Yên Thế hiện lên trong mắt người đọc chưa bao giờ đau thương và hùng vĩ đến thế! Một Yên Thế đi cùng những mảnh ghép tuyệt vời của thiên nhiên, một Yên Thế khoác lên mình chiếc áo giáp kiên cường để đấu tranh với thực dân Pháp và đồng thời cũng là một Việt Nam thu nhỏ trong thời kháng chiến bấy giờ. Cuốn truyện đó như mũi tên chĩa thẳng vào tim người đọc, đau thương lắm! Hào hùng lắm! Vĩ đại lắm! Tại sao Yên Thế lại nhận được những suy cảm như vậy? Bởi giặc phương Bắc, giặc phương Tây, từ bọn Cai tổng Vàng đến bọn Cai Kinh,… đều được tác giả đề cập một cách hấp dẫn trong cuốn truyện. Phải nói rằng Nguyên Hồng vô cùng tinh tế và sâu sắc tác giả đã sử dụng những suy ngẫm của ông cha kết hợp với lăng kính vô cùng thấu đáo của mình để tạo nên một cuốn truyện hút trọn trái tim độc giả.

Dù cho, điều mà tất cả độc giả không mong muốn nhất đã xảy ra, Nguyên Hồng ra đi khi những trang viết của “Núi rừng Yên Thế” còn cần nhiều mảnh ghép để hoàn thiện. Bởi đó mà những kiệt nhân, kiệt nhiên của “Núi rừng Yên Thế” được đưa vào cuốn sách bí ẩn đi theo Nguyên Hồng qua thế giới bên kia. Không vì tác phẩm chưa đi được đến dấu chấm kết bài cuối cùng, nhưng tất cả những gì Nguyên Hồng giãi bày đã cho người đọc phần nào hiểu được cuốn truyện “Núi rừng Yên Thế” là cuộc khởi nghĩa được quần chúng nhân dân và Hoàng Hoa Thám đứng lên lãnh đạo để bảo vệ quyền sống còn cho nhân dân và giành lại non sống đất nước.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 8 hay khác: