Câu hỏi ôn tập bài Hịch tướng sĩ chọn lọc - Ngữ văn lớp 8
Câu hỏi ôn tập bài Hịch tướng sĩ chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Hịch tướng sĩ Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Hịch tướng sĩ này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.
Câu hỏi: Văn bản “Hịch tướng sĩ” được viết theo kiểu văn bản nào?
Trả lời:
- Kiểu văn bản: văn bản nghị luận
Câu hỏi: Văn bản “Hịch tướng sĩ” ra đời trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
- Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc
Câu hỏi: Văn bản “Hịch tướng sĩ” có nội dung chính là gì?
Trả lời:
- Bài Hịch này được làm để khích lệ tinh thần tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn soạn thảo.
Câu hỏi: Vì sao “Hịch tướng sĩ” thuộc kiểu văn bản nghị luận?
Trả lời:
- Vì văn bản có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ giàu sức thuyết phục.
Câu hỏi: Ý nghĩa của văn bản “Hịch tướng sĩ” là gì?
Trả lời:
- Bài Hịch phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng.
Câu hỏi: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản Hịch tướng sĩ
Trả lời:
- Giọng văn biến đổi linh hoạt, đa dạng: khi bi thiết nghẹn ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát khiến cho bài hịch vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng, không rơi vào tình trạng giáo điều khô cứng, cũng không phải là sự ủy mị, lãng mạn.
- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén với hệ thống luận điểm, dẫn chứng rõ ràng, đầy thuyết phục: tác giả đi từ những tấm gương trong sử sách - sự thực không ai có thể chối cãi-> giãi bày tấm lòng mình → ân nghĩa của chủ tưởng đối với binh sĩ → những việc làm sai trái của họ → những việc họ nên làm → gợi ý sách nên đọc → kết luận
- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả phân tích được rõ thiệt hơn, tình hình thực tế và trong tương lai của những con người ấy.
- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại đặc biệt là tác giả sử dụng dày đặc các câu văn biền ngẫu sóng đôi - một đặc trưng của văn học trung đại, tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả, giục giã cho bài hịch.
- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng lại vô cùng giàu sức gợi.
Trả lời:
Giống nhau:
- Hai thể loại văn học này đều bắt nguồn từ Trung Quốc, do vua chúa ban hành. Cả hai loại văn này đều nhằm mục đích ban bố công khai, là lời của bề trên nói với kẻ dưới, có sức ảnh hưởng lớn với quốc gia, xã tắc.
- Về nghệ thuật, văn phong mang tính chính luận nên ngôn từ súc tích, ngắn gọn, mang sắc thái trang trọng, lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục với người nghe. Được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
Khác nhau:
- Chiếu được dùng để kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương, chính sách nào đó. Chỉ vua mới có quyền viết chiếu.
- Hịch: thường do vua chúa hoặc thủ lĩnh viết với mục đích khích lệ tinh thần chiến đấu, tinh thần đoàn kết của nhân dân hoặc binh sĩ.