Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ngắn nhất
Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Câu 1 (trang 145 sgk Văn 8 Tập 2): Xác định từ xưng hô
- Từ xưng hô địa phương:
a. "u"
b. "mợ"
- Từ xưng hô toàn dân
a. "mẹ"
b. "mẹ"
Câu 2 (trang 145 sgk Văn 8 Tập 2): Những từ xưng hô ở địa phương em và địa phương khác
- bố mẹ: thầy u / ba má
- tôi/tao/tớ: tau/ tui
- bà nội/ bà ngoại: nội/ngoại
- o: dì
Câu 3 (trang 145 sgk Văn 8 Tập 2): Từ xưng hô địa phương có thể dùng trong các hoàn cảnh giao tiếp:
- Nói chuyện riêng giữa những người cùng địa phương với nhau
- Môi trường giao tiếp thân mật ở chính gia đình mình.
Câu 4 (trang 145 sgk Văn 8 Tập 2): Đối chiếu những phương tiộn xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ở học kì 1 có thể thấy:
- Trong tiếng Việt, phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô, chỉ trừ một số trường hợp cá biệt như :(con) dâu, (con) rể.
- Ngoài ra, các đại từ nhân xưng, từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp hay tên riêng cũng được sử dụng để xưng hô.