Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học ngắn nhất
Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú
1. Quan sát
a) Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ (tiếng). Số dòng, số chữ ấy là bắt buộc. Không thể tuỳ ý thêm bớt.
b) Bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu.
(T – B – B – T – T – B - B)
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
(T – T – B – B - T-T-B)
Đã khách không nhà trong bốn biển,
(T - T - B - B - B - T - T)
Lại người có tội giữa năm châu.
(T – B – T – T – T –B - B)
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
(T – B – B – T – B – B - T)
Mà miệng cười tan cuộc oán thù.
(T - T - B - B - T - T - B)
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
(B – T – T – B – B – T - T)
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
(B – B – B – T – T – B - B)
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
(B – B – T – T – T – B – B)
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
(B – T – B –B – T – B - B)
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
(T – T – T – B – B – T – T)
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
(B – B – T – T – T – B – B)
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
(T – B – B – T – B – B - T)
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
(B – T – B – B – T – T - B)
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
(T – T – T – B – B – T - T)
Gian nan chi kể sự con con.
(B – B – B – T – T – B - B)
c) Nhận xét về quan hệ Bằng - Trắc
Tiếng thứ 4 của các câu luôn trái thanh với tiếng thứ 2 và thứ 6.
Ví dụ câu 1 bài Đập đá ở Côn Lôn : B – B – T – T – T – B – B
- Các tiếng 2, 4, 6 của các cặp câu 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 luôn trái ngược về thanh.
- Các tiếng 2, 4, 6 của câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 trùng nhau về thanh điệu.
d) - Những tiếng hiệp vần với nhau trong bài thơ là ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
- Thơ ngũ ngôn bát cú phải tuân thủ nguyên tắc về vần:
+ Vần là bộ phận của tiếng, không kể thanh điệu và phụ âm đầu (nếu có), hiệp vần là sự giống nhau về vần giữa các tiếng (ví dụ: vần on trong bài thơ trên);
+ Vần bằng là vần có thanh huyền và thanh ngang, có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng là vần trắc.
e) Cách ngắt nhịp thường là 4/3; 2/2/3
Ví dụ:
- Bủa tay ôm chặt/ bồ kinh tế
Mở miệng cười tan/ cuộc oán thù
- Tháng ngày/ bao quản/ thân sành sỏi
Mưa nắng/ càng bền/dạ sắt son
2. Lập dàn ý (sgk trang 153 - 154)
II. Luyện tập
Thuyết minh về đặc điểm của truyện ngắn
a) Mở bài
- Giới thiệu về truyện ngắn
- Những truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng
b) Thân bài: Đặc điểm của truyện ngắn
- Hình thức, thể loại:
+ Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc hình thức tự sự loại nhỏ.
+ Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống, một biên cô, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội.
Dẫn chứng qua các tác phẩm đã học:
+ Truyện ngắn "Tôi đi học" của Thanh Tịnh ghi lại một biến cố quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ khi em từ thế giới gia đình bước vào thế giới nhà trường.
+ Trong "Chiếc lá cuối cùng" của O'Hen-ri, đó là việc Giôn-xi bị ôm nặng nằm chờ chết; việc cụ Bơ-men lặng lẽ vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm mưa tuyết dữ dội để cứu sông cô gái, và cụ đã ra đi sau khi hoàn thành kiệt tác ấy.
+ Còn trong "Lão Hạc", Nam Cao ghi lại mảnh đời cuối cùng của người nông dân già nghèo khổ, đơn độc, nhưng trước khi tìm về cái chết đã lo lắng thật chu đáo cho đứa con lúc nó trở về.
→ Truyện ngắn thường có ít nhân vật và sự kiện.
- Cốt truyện của truyện ngắn:
+ Thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những lát cắt của cuộc sống để thể hiện.
Dẫn chứng
+ "Tôi đi học" chỉ thu lại trong buổi tựu trường đầu tiên trên con đường từ nhà đến trường, trên sân trường, trong lớp học;
+ "Lão Hạc" chỉ là khoảnh khắc cuối đời của nhân vật từ nhà của lão sang nhà ông giáo;
+ Chiếc lá cuối cùng được kể lại trong những ngày Giôn-xi ốm nằm ở căn phòng nhỏ có chiếc cửa sổ trông ra cây thường xuân.
- Kết cấu truyện ngắn:
+ Thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề, như sự tương phản giữa tình mẹ con và những tình cảm mới mẻ đối với nhà trường, thầy giáo, bạn bè trong tâm trạng đứa trẻ (Tôi đi học);
+ Giữa cuộc sống nghèo khổ với cái chết đau đớn với tình yêu thương lo lắng cho đứa con của lão Hạc (Lão Hạc);
+ Giữa sự trở về với cuộc sống của Giôn-xi và sự ra đi của cụ Bơ-men, giữa chiếc lá thường xuân đã rụng và chiếc lá cuốicùng vẫn còn mãi mãi trên tường (Chiếc lá cuối cùng).
- Nhận xét: Những đặc điểm trên đây đã khiến cho dung lượng truyện ngắn thường ngắn. Nhưng không phải vì thế mà truyện ngắn không đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời như Lão Hạc hay Chiếc lá cuối cùng. Và nếu đọc các tác phẩm của các bậc thầy trong thể loại này, ta càng thấy rõ điều đó.
c) Kết bài: Nhấn mạnh đặc điểm của truyện ngắn.