Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 18 câu hỏi trắc nghiệm Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ Ngữ văn lớp 9 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9.
Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ - Chân trời sáng tạo
Tìm hiểu văn bản về hình tượng bà tú trong bài “Thương vợ”
Câu 1. Văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" do ai sáng tác?
A. Nam Cao
B. Xuân Diệu
C. Chu Văn Sơn
D. Bùi Mạnh Nhị
Câu 2. Văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" được in trong?
A. Tác phẩm văn học trong nhà trường – những vấn đề trao đổi
B. Hình tượng văn chương
C. Đa-ghen-xtan của tôi
D. Những ấn tượng văn chương
Câu 3. Văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" thuộc thể loại gì?
A. Bút kí
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản thông tin
D. Truyện ngắn
Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" là?
A. Thuyết minh
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 5. Bố cục của văn bản gồm mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Câu 6. Đâu là nội dung của phần 1 “Từ đầu đến “số phận của bà”?
A. Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo.
B. Hình tượng bà Tú trong hai câu đề.
C. Hình tượng bà Tú trong hai câu thực.
D. Hình tượng bà Tú trong hai câu luận.
Câu 7. Đâu là nội dung của phần 2 (tiếp theo đến...hay nhất của bài thơ)”?
A. Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo.
B. Hình tượng bà Tú trong hai câu đề.
C. Hình tượng bà Tú trong hai câu thực.
D. Hình tượng bà Tú trong hai câu luận.
Câu 8. Đâu là nội dung của Phần 3 (tiếp theo đến... lời chao giọng chát)?
A. Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo.
B. Hình tượng bà Tú trong hai câu đề.
C. Hình tượng bà Tú trong hai câu thực.
D. Hình tượng bà Tú trong hai câu luận.
Câu 9. Đâu là nội dung của Phần 4?
A. Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo.
B. Hình tượng bà Tú trong hai câu đề.
C. Hình tượng bà Tú trong hai câu thực.
D. Hình tượng bà Tú trong hai câu luận.
Câu 10. Nội dung chính của văn bản là?
A. Phân tích người chồng trong bài thơ “Thương vợ”
B. Phân tích giá trị nhân văn của bài thơ “Thương vợ”
C. Phân tích sâu sắc về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”
D. Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ “Thương vợ”
Câu 11. Theo tác giả, nói đến người vợ là nói đến điều gì?
A. Không gian gia đình
B. Quan hệ với người chồng
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 12. Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình như thế nào?
A. Gia đình quý tộc
B. Gia đình nhà nho theo ảnh hưởng của Nho giáo
C. Gia đình tri thức
D. Gia đình có truyền thống nghệ thuật
Câu 13. Kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng của Nho giáo có đặc điểm như thế nào?
A. Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị
B. Người chồng thì miệt mài đèn sách
C. Người vợ thì nuôi sống gia đình với hi vọng một ngày kia chồng đỗ đạt làm quan cả họ được nhờ, đổi thay phận vị
D. Tất cả đáp án trên
Câu 14. Cái gánh nhọc nhằn đè trên vai bà Tú là gì?
A. Năm đứa con, một ông chồng
B. Năm đứa con, một đứa cháu
C. Năm đứa cháu, một đứa con
D. Năm đứa con, một ông chồng, ba đứa cháu
Câu 15. Hai câu thực miêu tả bà Tú là người như thế nào?
A. Đảm đang tháo vát
B. Thương khó tảo tần
C. Ghê gớm, đanh đá
D. A và B đúng
Câu 16. Hai câu luận miêu tả bà Tú như thế nào?
A. Là con người tình nghĩa
B. Sâu đậm thủy chung
C. Thảo hiều nhu thuận
D. Tất cả đáp án trên
Câu 17. Theo tác giả, vẻ đẹp cốt lõi của hình tượng người vợ chính là gì?
A. Con người bổn phận
B. Công dung ngôn hạnh
C. Thủy chung son sắt
D. Tất cả đáp án trên
Câu 18. Con người bổn phận là người như thế nào?
A. Lấy việc sống trọn bổn phận làm đạo sống của mình
B. Là con người xả kỉ, vị tha
C. Sống theo áp đặt của người khác
D. A và B đúng