Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Ý nghĩa văn chương - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 14 câu hỏi trắc nghiệm Ý nghĩa văn chương Ngữ văn lớp 9 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9.
Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Ý nghĩa văn chương - Chân trời sáng tạo
Tìm hiểu văn bản ý nghĩa của văn chương
Câu 1. Tác giả của văn bản Ý nghĩa văn chương là ?
A. Phạm Văn Đồng
B. Hồ Chí Minh
C. Hoài Thanh
D. Xuân Diệu
Câu 2. Ý nghĩa văn chương được viết năm bao nhiêu ?
A. 1935
B. 1936
C. 1937
D. 1938
Câu 3. Ý nghĩa văn chương còn có tên khác là ?
A. Văn chương nhiều ý nghĩa
B. Vai trò của văn chương
C. Văn chương trong cuộc sống
D. Ý nghĩa và công dụng của văn chương
Câu 4. Ý nghĩa văn chương được in trong tập nào?
A. Bình luận văn chương
B. Văn chương và cuộc sống
C. Vai trò của văn chương
D. Văn chương và nghệ thuật
Câu 5. Bài văn có bố cục mấy phần ?
A. Hai phần
B. Ba phần
C. Bốn phần
D. Năm phần
Câu 6. Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình ?
A. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương
B. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương
C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người
D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học.
Câu 7. Theo em, đặc trưng nào sau đây không phải là đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài viết ‘‘ý nghĩa văn chương’’?
A. Sử dụng luận cứ hợp lí.
B. Văn viết có cảm xúc
C. Văn phong giàu hình ảnh.
D. Sử dụng phép tương phản.
Câu 8. Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình?
A. Văn chương giúp cho người gần người hơn.
B. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
C. Văn chương là loại hình giải trí của con người.
D. Văn chương dự báo những điều xảy ra trong tương lai.
Câu 9. Văn bản ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh thuộc dạng nghị luận văn chương nào ?
A. Bình luận về các vấn đề văn chương nói chung.
B. Phê bình, bình luận về một hiện tương văn học cụ thể.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 10. Từ ‘‘cốt yếu’’ (trong câu ‘‘Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài’’) được Hoài Thanh dùng với ý nghĩa nào khi nói về nguồn gốc của văn chương?
A. Tất cả.
B. Một phần.
C. Đa số.
D. Cái chính, cái quan trọng nhất.
Câu 11. Từ “muôn hình vạn trạng” trong câu văn sau được hiểu như thế nào: ‘‘Văn chương sẽ là hình ảnh của cuộc sống muôn hình vạn trạng’’?
A. Chân thật
B. Mơ mộng
C. Phong phú và đa dạng
D. Thú vị
Câu 12. Theo tác giả Hoài Thanh, văn chương có nguồn gốc từ đâu?
A. Lòng thương vạn vật
B. Sự mơ mộng
C. Sở thích cá nhân
D. Cả 3 phương án trên
Câu 13. Dòng nào sau đây không có trong quan niệm về công dụng của văn chương của Hoài Thanh?
A. Văn chương giúp cho con người hăng say lao động hơn.
B. Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm và lòng vị tha.
C. Văn chương gây cho ta những tình cảm chưa có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
D. Văn chương giúp cho con người biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên.
Câu 14. Tại sao nói ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương?
A. Vì dẫn chứng trong bài viết là các tác phẩm văn chương.
B. Vì tác giả nói về nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương.
C. Vì phạm vi nghị luận là vấn đề của văn chương.
D. Cả A, B và C đều sai.