Sơn Tinh - Thủy Tinh - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức
Haylamdo sưu tầm và biên soạn tác giả, tác phẩm Sơn Tinh - Thủy Tinh Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Sơn Tinh - Thủy Tinh.
Tác giả - Tác phẩm: Sơn Tinh - Thủy Tinh - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Nguyễn Nhược Pháp (1914 - 1938) quê ở Hà Nội.
- Sáng tác của ông thuộc nhiểu thể loại như kịch, truyện ngắn, thở nhưng người đọc biết đến ông nhiểu hơn cả ở tư cách nhà thơ với những bài thở tiêu biểu như: Ngày xưa, Chưa Hương, Tay ngà,... Sơn Tinh - Thuỷ Tinh được đánh giá là một trong nhưng bài thơ đặc sắc nhắt của Nguyến Nhược Pháp.
II. Tìm hiểu văn bản Sơn Tinh - Thủy Tinh
1. Thể loại
- Văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh thuộc thể loại thơ bảy chữ.
2. Xuất xứ
- “Sơn Tinh – Thủy Tinh” trích trong tập thơ “Hoa một mùa”, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2018, tr217 – 223)
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến…uy nghi): Sơn Tinh và Thủy Tinh ứng tuyển khi Hùng Vương thứ mười tám kén chồng cho con gái Mị Nương.
- Phần 2 (tiếp theo đến…Mị Nương): Những yêu cầu trong sính lễ mà Hùng Vương thử thách đưa ra cho hai chàng.
- Phần 3 (tiếp theo đến…quắp đuôi xôn xao): Sơn Tinh đến trước và rước Mị Nương về.
- Phần 4 (đoạn còn lại): Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận và giải thích lí do hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.
5. Giá trị nội dung
- “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
6. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
- Cách kể chuyện qua những vần thơ đầy lôi cuốn, hấp dẫn.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Sơn Tinh - Thủy Tinh
1. Cốt truyện, cách kể chuyện của bài thơ
- Miêu tả cụ thể:
+ Mị Nương: Tóc xanh viền má hây hây…
+ Sơn Tinh: một mắt ở trán…
+ Thủy Tinh: râu ria quăn xanh rì…
- Nhân vật Mị Nương có những lời nói, sự ảnh hưởng đến cốt truyện:
+ Vua Hùng hỏi Mị Nương muốn chọn ai thì Mị Nương bèn nói “Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha”.
+ Khi Thủy Tinh thể hiện khiến bò lợn, cột nhà trôi theo. Mị Nương đã sợ hãi và Sơn Tinh thể hiện sự bình tĩnh khi trấn an Mị Nương “Nàng đừng lo”.
+ Khi Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau thì Mị Nương cũng đã thốt lên “Ôi, tại ta…”
- Cách kể chuyện: Sử dụng các câu thơ bảy chữ, kèm những hình ảnh, biện pháp tu từ, kèm cả những từ ngữ bộc lộ cảm xúc với các nhân vật.
2. Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh
a. Mị Nương
- Chi tiết miêu tả Mị Nương:
Mị Nương xinh như tiên trên trần
Tóc xanh viền má hây hây đỏ,
Miệng nàng hé thắm như san hô,
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ...
=> Mị Nương là một người con gái hội tụ đầy đủ các vẻ đẹp về ngoại hình.
b. Tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Sơn Tinh: “Vung tay niệm chú, núi từng dải; Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò” => Thần Sơn Tinh phi bạch hổ, oai phong lẫm liệt.
- Thủy Tinh: “Bắt quyết hô mây to nước cả; Giậm chân rung khắp làng xung quanh” => Thủy Tinh mang theo dáng vẻ phong trần với râu ria quăn xanh rì.
3. Tính chất kì ảo trong bài thơ
- Qua ngoại hình của Sơn Tinh: Ba mắt.
- Phương tiện di chuyển của các thần: Cưỡi trên con thú – rồng, hổ.
- Các phép của hai vị thần như hô mưa gọi gió và phép tạo núi chặn dòng nước…
=> Cách miêu tả yếu tố kì ảo đặc sắc: nhiều chi tiết về các con vật đặc trưng ở trên cạn và dưới nước cùng tham gia giao tranh, kết hợp với các động từ mạnh tạo nên một trận chiến kì ảo đầy sức hấp dẫn.
Học tốt bài Sơn Tinh - Thủy Tinh
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Sơn Tinh - Thủy Tinh Ngữ văn lớp 9 hay khác: