X

Tập bản đồ Địa Lí lớp 7

Tập bản đồ Địa Lí lớp 7 Bài 36 (ngắn nhất): Thiên nhiên Bắc Mĩ


Tập bản đồ Địa Lí lớp 7 Bài 36 (ngắn nhất): Thiên nhiên Bắc Mĩ

Với các bài giải bài tập Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí lớp 7 Bài 36 (ngắn nhất): Thiên nhiên Bắc Mĩ sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, từ đó củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 7.

Tập bản đồ Địa Lí lớp 7 Bài 36 (ngắn nhất): Thiên nhiên Bắc Mĩ

Bài 1 trang 31 Tập bản đồ Địa Lí 7: Quan sát lược đồ bên, các hình 36.1 và 36.2 trong SGK, em hãy:

Cho biết từ Tây sang Đông, Bắc Mỹ có thể chia ra làm mấy khu vực địa hình?

Nêu tên, đặc điểm và giá trị kinh tế chính của mỗi khu vực địa hình?

Trả lời:

Từ Tây sang Đông, Bắc Mỹ có thể chia ra làm 3 khu vực địa hình:

Hệ thống Cooc-đi-e ở phía Tây:

- Đặc điểm:

+ Chạy dọc bờ tây lục địa, kéo dài 9000km, cao trung bình 3000m – 4000m.

+ Có địa hình cao, đồ sộ, hiểm trở.

+ Gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.

- Giá trị kinh tế chính: Có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, quạng đa kim, uranium...

Miền đồng bằng ở giữa

- Đặc điểm:

+ Rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ

+ Địa hình cao ở bắc và tây bắc, thấp dần xuống nam và đông nam

- Giá trị kinh tế chính: có nhiều hệ thống sông, hồ phát triển thủy điện, giao thông vận tải đường sông,...

Miền núi và sơn nguyên ở phía đông

- Đặc điểm: gồm các khối núi cổ, tương đối thấp

- Giá trị kinh tế chính: nhiều than, sắt

Bài 2 trang 31 Tập bản đồ Địa Lí 7: Dựa vào “Lược đồ các kiểu khí hậu Bắc Mỹ”, trang 115 SGK, em hãy:

Nêu tên và vị trí các kiểu khí hậu?

Cho biết kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất. Vì sao?

Giải thích vì sao khí hậu ở Bắc Mỹ lại có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây?

Trả lời:

Tên và vị trí các kiểu khí hậu:

- Khí hậu hàn đới: Các đảo, quần đảo và rìa lục địa phía Bắc

- Khí hậu ôn đới: Chiếm phần lớn diện tích Bắc Mỹ từ duyên hải phía Đông đến hết đồng bằng trung tâm, bán đảo Alaxca và phần phía Bắc vùng ven biển phía Tây.

- Khí hậu nhiệt đới: Phía Nam của Bắc Mỹ

- Khí hậu núi cao: Trung tâm hệ thống Cooc-đi-e

- Khí hậu cận nhiệt đới: Ven biển phía Đông Nam của Bắc Mỹ và một phần nhỏ ven biển phía Tây

- Khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc: Phía Nam hệ thống Cooc-đi-e và phía Bắc sơn nguyên Mêhicô.

Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất là khí hậu ôn đới. Vì: Phần lớn lãnh thổ Bắc Mỹ nằm ở vĩ độ ôn đới.

Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây:

- Phân hóa theo chiều Bắc – Nam vì lãnh thổ Bắc Mỹ trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB, nằm trên các vành đai khí hậu khác nhau.

- Phân hóa theo chiều Đông – Tây:

+ Lãnh thổ Bắc Mỹ rộng lớn

+ Từ Đông sang Tây, Bắc Mỹ có nhiều khu vực địa hình khác nhau

Nên sự ảnh hưởng của biển đến các khu vực Bắc Mỹ là không giống nhau, dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông – Tây.

Xem thêm các bài giải bài tập Tập bản đồ Địa Lí lớp 7 hay, ngắn gọn khác: