Tập bản đồ Lịch Sử 12 Bài 22 (ngắn nhất): Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Tập bản đồ Lịch Sử 12 Bài 22 (ngắn nhất): Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Với các bài giải bài tập Tập bản đồ Lịch Sử lớp 12 Bài 22 (ngắn nhất): Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, từ đó củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Lịch Sử lớp 12.
Bài 1 trang 54 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 69 trong SGK kết hợp với nội dung bài học, em hãy hoàn thành lược đồ bên theo các bước sau:
a. Tô màu xanh kí hiệu chỉ hướng tiến công của địch bằng chiến hạm, máy bay, xe lội nước; Tô màu đỏ kí hiệu chỉ hướng quân ta phản công; nơi quân ta bẻ gãy các đợt tấn công của địch (lưu ý hoàn thành bảng chú giải)
Trả lời:
b. Dựa vào lược đồ vừa hoàn thành trình bày diễn biến chính của trận Vạn Tường.
Trả lời:
- Sáng 18-8-1965, Mĩ mở cuộc hành quân vào Vạn Tường nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta.
- Sau một ngày chiến đấu, quân ta và nhân dân địa phương đẩy lùi cuộc hành quân của địch.
- Ta loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên,bắn cháy hàng chục xe tăng, hạ nhiều máy bay.
Bài 2 trang 55 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào nội dung SGK, em hãy hoàn thành bảng dưới đây để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa “chiến lược Chiến tranh đặc biệt” và “ chiến lược Chiến tranh cục bộ” của Mĩ áp dụng vào nước ta.
Trả lời:
Chiến lược | Chiến tranh đặc biệt | Chiến tranh cục bộ |
---|---|---|
Giống nhau (âm mưu, thủ đoạn) |
+ Đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mĩ. + Đều nhằm mục tiêu tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. |
|
Khác nhau (quy mô, tính chất ác liệt, mục tiêu, lực lượng, vũ khí) |
- Quy mô: Chủ yếu ở miền Nam. - Lực lượng: tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ. |
- Quy mô: Mở rộng ra toàn Việt Nam. - Lực lượng: tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. |
Bài 3 trang 55 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Trình bày mối liên hệ giữa nội dung các bức hình 69, 70,71 trong SGK, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Trả lời:
- Các bức hình 69, 70,71 thể hiện những thuận lợi của cách mạng nước ta:
+ Sau hai thắng lợi mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, đặc biệt là chiến thắng Van Tường, Đảng ta nhận định so sánh lực lượng tương quan trên chiến trường có lợi cho ta.
+ Sau 1968, Lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống Mĩ, nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh Việt Nam, đòi Mĩ rút quân về nước.
Bài 4 trang 55 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào nội dung SGK, em hãy hoàn thành bảng dưới đây để thấy được thành tích của quân dân miền Bắc (trên lĩnh vực sản xuất-làm nghĩa vụ hậu phương, chiến đấu, ngoại giao) chống lại chiến tranh phá hoại của Mĩ lần thứ nhất và lần thứ hai.
Trả lời:
Thành tích | Lần thứ nhất 1965-1968 | Lần thứ hai 1969-1973 |
---|---|---|
Sản xuất (làm nghĩa vụ hậu phương) |
+ Nông nghiệp: diện tích canh tác mở rộng, năng suất lao động tăng. + Công nghiệp: năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng phát triển. + Giao thông vận tải được bảo đảm thường xuyên và thông suốt. |
- Nông nghiệp: khuyến khích sản xuất, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học-kỹ thuật, năng suất tăng đạt từ 6 đến 7 tấn thóc trên một hécta. - Công nghiệp: Nhanh chóng khôi phục, xây dựng nhiều công trình nhà máy thủy điện. + Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142%. - Giao thông vận tải được khẩn trương khôi phục. |
Chiến đấu |
+ Phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước phát triển rộng rãi, thu hút đông đảo nhân dân. + Thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào lắp công sự, hầm hào... + Chống lại hành động phá hoại của kẻ thù bằng các phương tiện, vũ khí hiện đại. |
- Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” bắn rơi 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mĩ. + Đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ. + Buộc Mĩ phải tuyên bố chấm dứt các hoạt động bắn phá miền Bắc. |
Ngoại giao | Tiếp nhận viện trợ. | Tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài, chi viện cho Lào, Cam-pu-chia. |
Bài 5 trang 56 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 76 trong SGK và dựa vào nội dung bài học, em hãy:
Trả lời:
- Sự kiện: Lễ kí Hiệp định Pari về Việt Nam.
- Tổ chức tại Pari.
- Thời gian: Ngày 21-7-1973.
b. Phân tích bối cảnh dẫn tới Lễ kí kết Hiệp định Pari? Cho biết nội dung cơ bản và ý nghĩa đạt được từ hiệp định?
Trả lời:
* Bối cảnh:
- Từ năm 1965 đến năm 1967: Ta liên tiếp giành thắng lợi quan trọng trên chiến trường.
* Nội dung cơ bản:
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
* Ý nghĩa
- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.
- Là kết quả của cuộc đấu tranh bất khuất của nhân dâ Việt Nam.
- Mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam.
- Buộc Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
- Tạo điều kiện trực tiếp để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.