Tập bản đồ Lịch Sử 12 Bài 9 (ngắn nhất): Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Tập bản đồ Lịch Sử 12 Bài 9 (ngắn nhất): Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Với các bài giải bài tập Tập bản đồ Lịch Sử lớp 12 Bài 9 (ngắn nhất): Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, từ đó củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Lịch Sử lớp 12.
Bài 1 trang 21 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào nội dung trong SGK, hãy nêu những sự kiện chính dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Trả lời:
- 12/3/1947: Tổng thống Mĩ đưa ra thông điệp, khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
- 6/1947: “Kế hoạch Mácsan”, Mĩ giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, nhằm các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
- 4/1949: Tổ chức hiệp Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời.
- 1/1949: Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
- 5/1955: Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, liên minh chính trị-quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN.
=> Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.
Bài 2 trang 21 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 24 trong SGK và dựa vào nội dung bài học, em hãy cho biết việc làm của hai nhân vật trong hình bên nói lên điều gì? Ghi tên cho bức hình vào chỗ chấm (…)
Trả lời:
- Năm 1972: Hai nhà lãnh đạo Mĩ và Liên Xô kí Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT- 1). - Thể hiện sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn đông – tây.Bài 3 trang 21 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Hãy khoanh tròn chữ in hoa, trước ý đúng trong các phương án dưới đây:
Trả lời:
+) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có ưu thế gì về vũ khí?
A. Chế tạo nhiều vũ khí thông thường mới | |
B. Có tàu ngầm | |
C. Nhiều hạm đội trên biển | |
X | D. Nắm độc quyền vũ khí nguyên tử |
+) Mĩ cho mình lãnh đạo thế giới là do
X | A. kinh tế Mĩ giàu nhất thế giới |
B. Mĩ là thành viên của Ủy ban thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc | |
C. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai | |
X | D. Mĩ nắm độc quyền vũ khí nguyên tử |
+) M. Goopbachốp và G. Busơ đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vào
A. năm 1973 | |
B. năm 1985 | |
X | C. năm 1989 |
D. năm 1991 |
+) Sự kiện đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô là
A. sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị Ianta (2-1945) | |
X | B. sự ra đời của “Học thuyết Truman” và Chiến tranh lạnh (3-1947) |
C. việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) | |
D. sự ra đời của khối NATO (4-4-1949) |
+) Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động nhằm mục đích
A. chuẩn bị gây chiến tranh thế giới | |
X | B. xây dựng nhiều căn cứ quân sự bao vây Liên Xô và các nước XHCN |
C. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh, làm cho nhân loại thấy “luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh” | |
D. dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương |
+) Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là cuộc đụng đầu trực tiếp giữa
A. Triều Tiên và Mĩ | |
B. Mĩ và Trung Quốc | |
C. Mĩ và Liên Xô | |
X | D. hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa |
+) Cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là
A. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Đông Dương (1945-1954) | |
B. cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) | |
X | C. cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ ở Việt Nam (1954-1975) |
D. cuộc chiến tranh xâm lược Lào của đế quốc Mĩ (1954-1975) |
Bài 4 trang 23 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào nội dung SGK kết hợp với kiến thức bản thân, em hãy cho biết:
+) Nguyên nhân Chiến tranh lạnh chấm dứt:
Trả lời:
- Chạy đua vũ trang làm cho cả hai nước tốn kém, làm suy giảm thế mạnh của họ đối với các cường quốc khác.
- Sự vươn lên của Nhật Bản và các nước Tây Âu dặt ra nhiều khó khăn thách thức với hai nước.
- Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng.
- Hai nước cần thoát ra khỏi tình trạng đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
+) Những biến đổi của thế giới sau Chiến tranh lạnh:
Trả lời:
- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực” cùng với sự vượn lên của các cường quốc như Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên minh châu Âu.
- Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.
- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột quân sự.