X

Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9

Giải tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 ngắn nhất


Giải tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 ngắn nhất

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9, chúng tôi giới thiệu loạt bài Giải tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 ngắn gọn nhất được biên soạn bám sát sách giáo khoa. Hi vọng loạt bài giải Tập bản đồ Lịch Sử 9 này sẽ giúp bạn củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Lịch Sử lớp 9.

Tập bản đồ Lịch sử 9

Chương I: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai

Chương II: Các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay

Chương III: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

Chương IV: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay

Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay

Chương I: Việt Nam trong những năm 1919 - 1930

Chương II: Việt Nam trong những năm 1930 - 1939

Chương III: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945

Chương IV: Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến

Chương V: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

Chương VI: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Chương VII: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

Bài 1 (ngắn nhất): Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Bài 1 trang 3 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Trả lời:

+) Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã phải chịu những tổn thất gì?

X Hơn 27 triệu người chết.
X 1 710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc, gần 32 000 nhà máy, xí nghiệp và 65 000 km đường sắt bị tà phá.
X Lãnh thổ đát nước thuộc phần châu Âu hầu như hoang tàn. Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.
Hơn 17 triệu người chết và toàn bộ các thành phố, nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá.

+) Nhân dân Liên Xô đã đạt được những kết quả gì trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950)?

X Hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng.
Sản xuất nông nghiệp tăng 48%, hơn 6000 nhà máy mới được xây dựng.
X Sản xuất công nghiệp tăng 73%, hơn 6000 nhà mát được khôi phục và xây dựng mới đã đi vào hoạt động.
X Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh. Đời sông nhân dân được cải thiện.

Bài 2 trang 3 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Trả lời:

+) Sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế, từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã thực hiện một loạt các kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Phương hướng chính của các kế hoạch này là gì?

X Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng – nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
X Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
X Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng.

+) Quan sát hình 1 trong SGK, em hãy cho biết bức ảnh gắn với sự kiện nào?

Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Liên Xô bắn thử nghiệm thành công ten lửa đạn đạo.
X Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa con người lần đàu tiên bay vòng quanh trái đất.

Bài 3 trang 4 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Quan sát lược đồ dưới đây, em hãy:

- Tô màu hồng vào lãnh thổ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.

- Điền năm ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu vào dưới tên nước trên lược đồ cho đúng.

Trả lời:

Bài 1 (ngắn nhất): Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

- Cho biết các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Hoàn cảnh ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là:

- Nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền khi Hồng quân Liên Xô truy kích quân đội phát xít Đức.

- Từ 1944 - 1946, dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân đã dược thành lập ở Đông Âu.

Bài 4 trang 4 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Em hãy điền tên các giai đoạn cách mạng và những nhiệm vụ chính của mỗi giai đoạn cách mạng ở các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1970 vào chỗ chấm (…) trong bảng dưới đây.

Trả lời:

Thời gian Giai đoạn phát triển Những nhiệm vụ chính
1945 – 1949 Tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân.

- Xây dựng bộ máy chính quyền.

- Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngòai nước.

- Thực hiện quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân.

1950 – 1970 Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức hợp tác xã.

- Tiến hành công nghiệp hoá.

Bài 2 (ngắn nhất): Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Bài 1 trang 5 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Hãy nối những sự iện trong khung màu xanh với thời gian trong khung màu đỏ cho phù hợp để thấy được công cuộc cải tổ ở Liên Xô diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Bài 2 (ngắn nhất): Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Bài 2 trang 5 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Quan sát kĩ lược đồ dưới đây, em hãy:

- Tô màu khác nhau vào lãnh thổ từng nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

- Điền tên các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) vào lược đồ cho đúng.

Trả lời:

Bài 2 (ngắn nhất): Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

- Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Trả lời:

+) Các nước Cộng hòa Xô viết nào của Liên Xô trước đây (đến ngày 25-12-1991) nay không nằm trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)?

X Extônia
Mônđôva
X Latvia
Bêlarut
Acmênia
X Litva
X Grudia
Cacdăcxtan

+) Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) gồm bao nhiêu nước?

10 nước.
X 11 nước.
12 nước.
13 nước.

Bài 3 trang 6 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Trả lời:

+) Cuộc khủng hoảng ở các nước Đông Âu trong những năm 70 và 80 của thế kỉ XX diễn ra dưới những hình thức nào?

Đình công.
Nổi dậy khởi nghĩa vũ trang.
X Mít tinh, biểu tình.
Đảo chính lật đổ chính quyền.

+) Quá trình sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu diễn ra theo hướng nào?

X Chính quyền tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
X Thực hiện đa nguyên về chính trị, thay đổi tên nước và ngày quốc khánh.
X Chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần sở hữu.
Kiên trì chế độ một đảng cầm quyền và chuyên nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo cơ chế xã hội chủ nghĩa.

+) Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và liên Xô đã ảnh ưởng như thế nào tới tình hình chính trị thế giới?

X Kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Dẫn tới sự sụp đổ của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức hiệp nước Vác-sa-va.
Dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh thế giới.
Hình thành nên một trật tự thế giới mới do Mĩ đứng đầu và tri phối tình hình chính trị thế giới.
X Làm cho phong trào cách mạng thế giới mất đi chỗ dựa vững chắc.

Bài 3 (ngắn nhất): Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

Bài 1 trang 7 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Dựa vào SGK em hãy điền những sự kiện chính trong từng giai đoạn của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới vào chỗ chấm (…) trong bảng dưới đây.

Trả lời:

Các giai đoạn Những sự kiện lịch sử tiêu biểu
Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX

- Ngay khi Nhật đầu hàng, nhân dân Đông Nam Á nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu ở In-đô-nê-xi-a (17 – 8 – 1945), Việt Nam (2 – 9 – 1945), Lào (12 – 10 – 1945).

- Phong trào đấu tranh lan nhanh sang các nước Nam Á và Bắc Phi nhiều nước nhanh chóng giành được độc lập

+ Tiêu biểu như Ấn Độ, Ai Cập, An-giê-ri…

+ Năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.

+ Ngày 1 – 1 – 1959, cách mạng Cu-ba giành thắng lợi.

Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

- Chính quyền Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho Ghi-nê Bít-xao (9 – 1974), Mô-dăm-bích (6 – 1975) và Ăng-gô-la (11 – 1975).

Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX

- Chính quyền của người da đen đã được thành lập ở Rô-đê-di-a (1980, sau đó nước này được đổi tên thành Cộng hòa Diam-ba-bu-ê) và ở Tây Nam Phi (1990) (nay là Cộng hòa Nam-mi-bi-a)

- Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xóa bỏ.

Bài 2 trang 7 Tập bản đồ Lịch Sử 9: Em hãy nêu những nhận xét về sự tan rã của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân theo từng giai đoạn của phong trào giải phóng dân tộc.

Trả lời:

Nhận xét:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân thế giới diễn ra mạnh mẽ trên khắp các khu vực và với những thắng lợi của các nước đã làm hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân dần dần bị tan rã.

- Phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ và sớm nhất ở châu Á sau đó lan rộng ra các nước châu Phi và Mĩ La-tinh.

- Từ cuối những năm 70 chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc, với sự kiện năm 193 chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Nam Phi đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

....................................

....................................

....................................