Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Một mái nhà chung sách Chân trời sáng tạo hay, đầy đủ nhất sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu tham khảo và học sinh lớp 3 dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 3: Một mái nhà chung
Đọc: Một mái nhà chung trang 112, 113
* Khởi động
Câu hỏi trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nói về sự thay đổi màu sắc của bầu trời vào các buổi trong ngày hoặc các mùa trong năm.
Trả lời:
Bầu trời vào buổi sáng trong xanh, có vài gợn mây. Buổi trưa trời xanh ngắt, ít mây nên trời nắng gay gắt hơn. Buổi chiều trời dần ngả màu hoàng hôn.
Khám phá và luyện tập
Đọc
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Một mái nhà chung
* Nội dung chính: Trái Đất là mái nhà chung của muôn loài vật nên cần biết bảo vệ Trái Đất.
* Câu hỏi, bài tập:
Câu 1 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Mái nhà của mỗi con vật dưới đây có đặc điểm gì?
Trả lời:
- Mái nhà của sâu lợp nhìn lá biếc.
- Mái nhà của cá là sóng xanh.
- Mái nhà của dím sâu trong lòng đất
- Mái nhà của ốc tròn vo bên mình.
Câu 2 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nhà của các bạn nhỏ được nhắc đến ở khổ thơ thứ ba có gì đẹp?
Trả lời:
Nhà của bạn nhỏ ở khổ 3 có giàn gấc đỏ và hoa giấy lợp hồng rất đẹp.
Câu 3 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Mái nhà chung được nhắc đến trong bài thơ là gì?
Trả lời:
Mái nhà chung được nhắc đến ở đây là bầu trời, là vòm trời cao bảy sắc cầu vòng, là Trái Đất này.
Câu 4 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3: Em cảm thấy thế nào khi được sống dưới mái nhà chung?
- Học thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.
Trả lời:
- Em cảm thấy vui và hạnh phúc khi được sống trong mái nhà chung, trong sự hòa hợp của muôn loài.
- Em học thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.
2. Đọc một bài thơ về thiên nhiên:
Câu hỏi trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 3:
a. Viết vào phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ.
b. Nói 1-2 câu có hình ảnh so sánh về cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ.
Trả lời:
a. Phiếu đọc sách:
Tên bài thơ Ngắm trăng
Tác giả: Hồ Chí Minh
Hình ảnh: Trăng soi ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
b. Trăng là hình ảnh đẹp trong bài thơ, trăng như một người bạn với thi sĩ.
Viết trang 114
Viết:
Câu 1 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nhớ-viết: Một mái nhà chung (bốn khổ thơ đầu)
Trả lời:
Câu 2 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn chữ d hoặc gi thích hợp:
Trả lời:
Trời đã vào giữa thu. Buổi sáng thức dậy thấy se se lạnh. Sương non đọng mờ mờ dưới chân đê khuất gió. Đó cũng là lúc vào mùa câu cá rô. Chúng tôi luộc khoai sọ, bóc vỏ, cho khoai vào cối giã cùng thính và mẻ chua để làm mồi câu.
Câu 3 trang 114 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi chỗ trống:
Trả lời:
a. Sớm nay mấy chú ve
Rủ nhau thay áo mới
Ngủ nướng cả năm rồi
Giờ mùa thi đã tới!
Cánh mỏng xanh biêng biếc
Ve con lắc cái hông
Chiếc loa từ năm cũ
Cũng choàng dậy luyện âm.
Theo Bảo Ngọc
b. Cây từng ngày vươn lên
Con đường thêm bóng mát
Hoa tỏa hương thơm ngát
Bướm lượn vòng quanh quanh
Khu vườn xanh biếc xanh
Em yêu thương biết mất!
Theo Nhật Quang
Luyện từ và câu trang 115
Luyện từ và câu:
Câu 1 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ ngữ được in đậm trong đoạn thơ sau:
Trả lời:
Câu 2 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn các cặp từ trái nghĩa phù hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
Trả lời:
a. Lên rừng, xuống biển.
b. Bên lở, bên bồi.
c. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Câu 3 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đặt 1-2 câu kể có sử dụng cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.
M: Mùa hè nóng, mùa đông lạnh.
Trả lời:
- Nhân dân ta yêu hòa bình. Nhưng kẻ thù lại thích chiến tranh.
- Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
- Trâu nhanh thì uống nước trong, trâu chậm thì uống nước đục.
Vận dụng:
Câu 1 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3:
Trả lời:
Câu 2 trang 115 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nói 1-2 câu về một con vật có trong ô chữ vừa hoàn thành.
Trả lời:
Voi là một động vật rất khỏe, có khả năng mang vác nhiều đồ.