Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mùa xuân đã về - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Mùa xuân đã về sách Chân trời sáng tạo hay, đầy đủ nhất sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu tham khảo và học sinh lớp 3 dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 4: Mùa xuân đã về
Đọc: Mùa xuân đã về trang 66, 67
* Khởi động
Câu hỏi trang 66 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trao đổi với bạn về mùa em thích theo gợi ý:
Trả lời:
Em thích mùa thu vì mùa thu mát mẻ và có nhiều loài hoa rất thơm: hoa sen, hoa cúc họa mi… mùa thu còn có ngày Tết Trung Thu rất vui!
Khám phá và luyện tập
Đọc
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Mùa xuân đã về
* Nội dung chính: Quang cảnh tươi đẹp khi mùa xuân về.
* Câu hỏi, bài tập:
Câu 1 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 3: Những hình ảnh nào được tác giả dùng để tả cảnh bầu trời mùa xuân?
Trả lời:
Tác giả dùng hình ảnh để tả bầu trời mùa xuân: Sương mù tan dần. Mây như một đàn cừu tản đi khiến bầu trời quang đãng, mặt trời chói lọi mọc lên.
Câu 2 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của mỗi sự vật trong đoạn 2.
Trả lời:
- Cỏ non như những chiếc kim đâm tua tủa trên mặt đất.
- Chồi cây sực nức mùi hương, căng phồng ngựa.
- Đàn ong bay lượn quanh những cây liễu tắm trong ánh nắng vàng tươi.
- Đồng cỏ nhung tơ và ruộng rạ phủ băng.
Câu 3 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chim sơn ca, đàn sếu, ngỗng trời được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
- Chim sơn ca cất tiếng hót thánh thót.
- Đàn sếu và ngỗng trời đang sải cánh bay, cất tiếng kêu mừng xuân.
Câu 4 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đám trẻ nhỏ, tốp phụ nữ và bác nông dân làm gì khi mùa xuân đến?
Trả lời:
- Đám trẻ nhỏ nhanh nhẹn chạy dọc theo con đường nhỏ.
- Tốp phụ nữ nói cười vui vẻ bên bờ đầm và giặt vải.
- Bác nông dân đang dùng rìu chữa lại cày bừa trong sân nhà.
Câu 5 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao mọi người, mọi vật đều vui mừng, hớn hở?
Trả lời:
Vì mùa xuân đang về, bắt đầu một khởi đầu mới với mùa màng và cuộc sống.
2. Câu hỏi trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nói 1 -2 câu có hình ảnh so sánh về một sự vật trong bài đọc.
Trả lời:
Mùa xuân về không khí vui như một bản hòa ca.
Nói và nghe: Nghe - kể Bồ nông có hiếu trang 68
Nói và nghe:
Câu 1 trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe kể chuyện
Trả lời:
- Học sinh nghe thầy cô kể chuyện: “Bồ nông có hiếu”
Câu 2 trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.
Trả lời:
- Bức tranh 1: Có hai mẹ con chú Bồ Nông kia chẳng may bị nạn. Trên đường đi, Bồ Nông mẹ bị nắng chiếu quáng mắt, lao phải cành gai trẻ, suýt nữa gãy cánh. Bồ Nông con dìu mẹ ẩn vào trong một hốc cây, chờ cho mẹ khỏi mới đi tiếp. Thấy vậy, các bác Bồ Nông khác cùng đi cũng dừng lại giúp đỡ một tay.
- Bức tranh 2: Bác Bồ Nông hàng xóm cần phải đuổi theo đàn con của bác, bác gọi chú Bồ Nông bé bỏng lại gần, dặn dò mọi việc cần thiết trong khi chăm sóc mẹ...
- Bức tranh 3: Trong đêm vắng, chú Bồ Nông lặn lội đi kiếm mồi. Có đêm, Bồ Nông đi tới gần sáng vẫn chưa xúc được gì. Đã định quay về, nhưng nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú ta lại gắng gượng mò thêm.
- Bức tranh 4: Tới mùa đông, đàn Bồ Nông từ phương Bắc trở về, ai nom thấy chú Bồ Nông nuôi mẹ ốm cũng thấy ái ngại. Chú ta gầy quá. Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy sệ xuống giống hệt cái túi. Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.
Câu 3 trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện
Trả lời:
Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Từ thưở xa xưa, họ hàng nhà Bồ Nông không chịu nổi nóng nực.
Phải năm trời hạn hán, mưa xuân chưa tan, gió nồm đã tới. Rồi cứ như bị đổ nghiêng, cả mộng vòm xanh ngắt rót mãi ánh nắng chói chang xuống khiến cho mọi nhà Bồ Nông phải rủ nhau rời phương nam lên phương bắc.
Có hai mẹ con chú Bồ Nông kia chẳng may bị nạn. Trên đường đi, Bồ Nông mẹ bị nắng chiếu quáng mắt, lao phải cành gai trẻ, suýt nữa gãy cánh. Bồ Nông con dìu mẹ ẩn vào trong một hốc cây, chờ cho mẹ khỏi mới đi tiếp. Thấy vậy, các bác Bồ Nông khác cùng đi cũng dừng lại giúp đỡ một tay.
Một ngày, rồi hai ngày, Bồ Nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được. Mà ngoài kia, trời cứ nóng hầm hập như nung. Như thế này, không thể đuổi theo đàn được nữa. Bác Bồ Nông hàng xóm cần phải đuổi theo đàn con của bác, bác gọi chú Bồ Nông bé bỏng lại gần, dặn dò mọi việc cần thiết trong khi chăm sóc mẹ...
Từ buổi ấy, Bồ Nông con hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió thổi hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đống xúc tép, xúc cá...Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác ao bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ.
Trong đêm vắng, chú Bồ Nông lặn lội đi kiếm mồi. Có đêm, Bồ Nông đi tới gần sáng vẫn chưa xúc được gì. Đã định quay về, nhưng nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú ta lại gắng gượng mò thêm.
Dạo anh em nhà Bồ Nông còn bé, mẹ vất vả nuôi cả đàn con. Mỗi khi trở về nhà, mẹ lại há mỏ ra cho các con ăn no mà bụng mẹ vẫn đói cồn cào... Các con càng lớn, mẹ càng vất vả. Bữa bữa nuôi con, mẹ chỉ lo con đói. Giờ đây, khi đã biết nghĩ, chú Bồ Nông mới hiểu rằng, mẹ đã nhịn để cho các con ăn. Cứ nghĩ tới điều đó, Bồ Nông lại thấy mình mạnh dạn, khỏe khoắn hơn lên. Và không một lần nào đi kiếm mồi mà Bồ Nông chịu trở về không.
Ngày này tiếp ngày nọ, đêm này rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè, sang mùa thu.
Tới mùa đông, đàn Bồ Nông từ phương Bắc trở về, ai nom thấy chú Bồ Nông nuôi mẹ ốm cũng thấy ái ngại. Chú ta gầy quá. Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy sệ xuống giống hệt cái túi. Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.
Ngày nay, chú Bồ Nông nào cũng có cái túi ở miệng. Cái túi được dùng vào nhiều việc khác nhau. Nó vừa là chiếc lưới, cái giậm, cái nơm đi đánh cá, vừa là kỉ niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan.
Câu 4 trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể lại đoạn truyện em thích bằng lời chú bồ nông nhỏ.
Trả lời:
Thế là chỉ còn hai mẹ con tôi ở lại nơi nắng bỏng cát trong này. Tôi hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, tôi nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của tôi vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, tôi cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, tôi cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.
Lòng hiếu thảo của tôi đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.
Viết sáng tạo trang 69
Viết sáng tạo
Câu 1 trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nói về một đồ vật em thường dừng khi đi tham quan, du lịch.
Trả lời:
Chiếc ô là đồ vật luôn có trong ba lô đi học của em. Chiếc ô của em có mặt ngoài màu vàng, mặt trong màu đen. Mặt ngoài chiếc ô được trang trí hình những chú gấu rất đáng yêu. Mỗi khi trời mưa hay nắng, em đều dùng ô để che. Chiếc ô đi cùng em trên con đường đến trường. Nó như một người bạn của em.
Câu 2 trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết đoạn văn ngắn (từ 7-9 câu) tả một đồ vật em thường dừng khi đi tham quan, du lịch.
Trả lời:
Đồ vật mà em muốn miêu tả là chiếc ô. Ô có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng, ... Ô gồm có tán ô được làm bằng vải chống thấm nước và tay cầm. Em thường dùng ô vào những ngày nắng hoặc những ngày mưa nhỏ. Em rất yêu quý đồ vật này. Mỗi lần dùng xong đều cất gọn gàng và giữ gìn cẩn thận.
Câu 3 trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trao đổi với bạn:
Trả lời:
- Em đọc bài của bạn và thực hành. Ví dụ bạn có từ dùng hay: lao xao, long lanh, như một niềm tin… rồi điều chỉnh bài viết của mình.
Vận dụng:
Câu hỏi trang 69 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chơi trò chơi Phòng tranh vui vẻ:
- Trưng bày tranh ảnh về hoa quả, chim chóc, muông thú, …
- Nói 2-3 câu về sự vật trong tranh mà em sưu tầm được.
Trả lời:
- Bức tranh vẽ rất nhiều loại quả ngon như xoài, cam, táo, nho, quýt, lê, khế… quả nào trông cũng thật tươi ngon!