X

Trắc nghiệm Tin học lớp 6

Câu hỏi Trắc nghiệm Tin học 6 Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng (có đáp án) | Cánh diều


Haylamdo biên soạn câu hỏi Trắc nghiệm Tin học 6 Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng có đáp án chi tiết hay nhất. Hy vọng với bộ câu hỏi này sẽ giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm môn Tin học lớp 6 đạt kết quả cao.

Câu hỏi Trắc nghiệm Tin học 6 Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng




Trắc nghiệm Bài 1: Thông tin - thu nhận và xử lí thông tin

Câu 1: Với mỗi thông tin sau đây:

1. Phòng học lớp em vừa thay bảng mới.

2. Bạn Dũng được tuyên dương trước lớp vì làm việc rất tốt.

3. Ngày mai sẽ có mưa ở khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam.

4. Vụ lúa mùa này nông dân Nam Bộ thắng lớn.

Em hãy cho biết, thông tin đó có thể nhận được từ quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng là:

A. 1-2. 

B. 1-2-3.

C. Tất cả đáp án 1-2-3-4 đều đúng.

D. Tất cả đều sai.

TRẢ LỜI: Thông tin đó có thể nhận được từ quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng là:

- Quan sát trực tiếp hoặc nghe bạn nói.

- Nghe trực tiếp hoặc nghe bạn kể lại.

Đáp án: A.

Câu 2: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra)?

A. Ăn sáng trước khi đến trường.

B. Hẹn bạn Trang cùng đi học.

C. Mặc đồng phục.

D. Đi học mang theo áo mưa.

TRẢ LỜI: Khi ghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, ta sẽ xử lý thông tin và quyết định đi học mang theo áo mưa (thông tin ra).

Đáp án: D.

Câu 3: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây:

A. Đi học mang theo áo mưa.

B. Tiếng chim hót.

C. Ăn sáng trước khi đến trường.

D. Hẹn bạn Hương cùng đi học.

TRẢ LỜI: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin như tiếng chim hót, tiếng hát, tiếng đàn…

Đáp án: B.

Câu 4: Cho tình huống: "Em thấy quả cam có màu vàng, biết nó sắp chín", em hãy chọn những câu đúng trong các câu sau:

A. Quả cam có màu vàng là kết quả xử lí thông tin.

B. Quả cam có màu vàng là thông tin ra, quả cam sắp chín là kết quả xử lí thông tin.

C. Quả cam có màu vàng là thông tin vào, quả cam sắp chín là kết quả xử lí thông tin.

D. Quả cam sắp chín là thông tin vào.

TRẢ LỜI: Câu đúng là: Quả cam có màu vàng là thông tin vào, quả cam sắp chín là kết quả xử lí thông tin.

Đáp án: C.

Câu 5: Buổi tối nghe bố nhắc: "Ngày mai là mồng 2 tháng 9 đấy!", em chuẩn bị sẵn cờ Tổ quốc để mang treo trước cửa nhà sáng sớm hôm sau. Em hãy cho biết thông tin nhận được (đầu vào) là gì?

A. Ngày mai là mồng 2 tháng 9.

B. Ngày mai là Quốc khánh.

C. Treo cờ Tổ quốc chào mừng ngày Quốc khánh”.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

TRẢ LỜI:

- Thông tin nhận được (đầu vào) là ngày mai là mồng 2 tháng 9.

- Thông tin sau xử lí (đầu ra) là ngày mai là Quốc khánh.

- Những hiểu biết có từ trước đã giúp xử lí thông tin và kết quả xử lí là “Treo cờ Tổ quốc chào mừng ngày Quốc khánh”.

Đáp án: A.

Câu 6: Giải câu đố có thể coi là bài toán xử lí thông tin, cần nhiều hiểu biết từ trước. Khi giải câu đố: "Con gì tám cẳng hai càng, chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày?", em đã biết những thông tin gì?

A. Đã biết con có tám cẳng, hai càng.

B. Chỉ bò ngang.

C. Không thấy con nào khác như: gà, vịt, chó, trâu, bò, lợn,... có những đặc trưng như mô tả trong câu đố.

D. Tất cả đáp án trên.

TRẢ LỜI: Câu trả lời là:

- Đã biết con cua có tám cẳng, hai càng chỉ bò ngang.

- Không thấy con nào khác như: gà, vịt, chó, trâu, bò, lợn,... có những đặc trưng như mô tả trong câu đố.

Câu 7: Cho tình huống: Em đang ngồi trong lớp chờ giờ học bắt đầu, em thấy thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp. Hãy cho biết thông tin em vừa nhận được là gì?

A. Thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp.

B. Đứng dậy chào thầy giáo (cô giáo).

C. Em đang ngồi trong lớp.

D. Giờ học bắt đầu.

TRẢ LỜI:

- Thông tin em vừa nhận được: "thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp".

Đáp án: A.

Câu 8: Em hãy điền thêm vào chỗ chấm (...) trong câu: "Hùng... nên biết rằng quả bóng đá của lớp vừa bị rách." để câu đó trở thành ví dụ minh họa để biết được thông tin qua vật mang tin.

A. Đọc tin Dũng nhắn.

B. Nhìn quả bóng.

C. Cả A, B đều đúng.

D. Cả A, B đều sai.

TRẢ LỜI: Ví dụ minh họa để biết được thông tin qua vật mang tin là:

“Hùng đọc tin Dũng nhắn nên biết rằng quả bóng đá của lớp vừa bị rách.” 

Đáp án: A.

Câu 9: Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin?

A. Giấy.

B. Thẻ nhớ.

C. Đĩa CD; DVD.

D. Xô, chậu.

TRẢ LỜI: Xô, chậu không phải là vật mang tin.

Đáp án: D.

....................................

....................................

....................................

Trắc nghiệm Bài 2: Lưu trữ và trao đổi thông tin

Câu 1: Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của:

A. Bộ não máy tính.

B. Các thông tin mà chúng có.

C. Các chương trình do con người lập ra.

D. Phần cứng máy tính.

TRẢ LỜI: Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình do con người lập ra.

Đáp án: C.

Câu 2: Chương trình máy tính là:

A. Những gì lưu được trong bộ nhớ.

B. Tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.

C. Thời gian biểu cho các bộ phận của máy tính.

D. Tất cả đều sai.

TRẢ LỜI: Chương trình máy tính là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.

Đáp án: B.

Câu 3: Thiết bị dùng để di chuyển con trỏ trên màn hình là:

A. CPU.

B. Chuột.

C. Modem.

D. Bàn phím.

TRẢ LỜI: Chuột là thiết bị vào dùng để nhập dữ liệu. Chuột có chức năng di chuyển con trỏ trên màn hình.

Đáp án: B.

Câu 4: Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng, … của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu Trữ.

C. Xử lí.

D. Truyền.

TRẢ LỜI: Các hoạt động xử lí thông tin gồm:

- Thu nhận.

- Xử lí.

- Lưu trữ.

- Truyền

→ Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng, … của con người được xếp vào hoạt động XỬ LÍ thông tin.

Đáp án: C.

Câu 5: Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện, … của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu Trữ.

C. Xử lí.

D. Truyền.

TRẢ LỜI: Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện, … của con người được xếp vào hoạt động TRUYỀN.

Đáp án: D.

Câu 6: Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên” rồi tóm tắt lại, kể cho bạn Minh nghe. Hãy sắp xếp những việc làm cụ thể của bạn An theo thứ tự thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

A. Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.

B. Bạn An nhớ nội dung câu chuyện.

C. Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên”.

D. Bạn An tóm tắt câu chuyện.

TRẢ LỜI:

- Thứ tự thu nhận: bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên”.

- Lưu trữ: bạn An nhớ nội dung câu chuyện.

- Xử lí: Bạn An tóm tắt câu chuyện.

- Truyền thông tin: Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện. 

Đáp án: Ta sắp xếp lại như sau: C-B-D-A.

Câu 7: CPU là cụm từ viết tắt để chỉ:

A. Bộ nhớ trong của máy tính.

B. Thiết bị trong máy tính.

C. Bộ xử lý trung tâm.

D. Bộ phận điểu khiển hoạt động máy tính và các thiết bị.

TRẢ LỜI: Bộ xử lý trung tâm (CPU) được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

Đáp án: C.

Câu 8: Các khối chức năng chính trong khối cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm có:

A. Bộ xử lý trung tâm; bàn phím và chuột; Máy in và màn hình.

B. Bộ nhớ; bàn phím; màn hình.

C. Bộ xử lý trung tâm; Thiết bị vào; Bộ nhớ.

D. Bộ xử lý trung tâm và bộ nhớ; thiết bị vào; thiết bị ra.

TRẢ LỜI: Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên một cấu trúc cơ bản chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra: bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra, bộ nhớ. Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình máy tính do con người lập ra.

Đáp án: D.

Câu 9: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là:

A. Nhập → Xử lý → Xuất.

B. Xuất → Nhập → Xử lý.

C. Xử lý → Xuất → Nhập.

D. Nhập (INPUT) → Xuất (OUTPUT) → Xử lý.

TRẢ LỜI: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là Nhập (INPUT) → Xử lý và lưu trữ → Xuất (OUTPUT);

Đáp án: A.

Câu 10: Siêu văn bản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ nào?

A. TMHL.

B. THNL.

C. HTML.

D. Pascal.

TRẢ LỜI: Siêu văn bản là loại văn bản tính hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video…và các siêu liên kết tới các siêu văn bản khác. Siêu văn bản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language).

Đáp án: C.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm câu hỏi Trắc nghiệm Tin học 6 sách Cánh diều có đáp án hay khác: