Khi một tia sáng truyền từ không khí vào mặt nước thì một phần tia sáng bị phản xạ trên bề mặt, phần còn lại bị khúc xạ như trong Hình 1.26. Góc tới i liên hệ với góc khúc xạ r bởi Định luật


Câu hỏi:

Khi một tia sáng truyền từ không khí vào mặt nước thì một phần tia sáng bị phản xạ trên bề mặt, phần còn lại bị khúc xạ như trong Hình 1.26. Góc tới i liên hệ với góc khúc xạ r bởi Định luật khúc xạ ánh sáng

\(\frac{{\sin i}}{{\sin {\rm{r}}}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\).

Ở đây, n1 và n2 tương ứng là chiết suất của môi trường 1 (không khí) và môi trường 2 (nước). Cho biết góc tới i = 50°, hãy tính góc khúc xạ, biết rằng chiết suất của không khí bằng 1 còn chiết suất của nước là 1,33.

Media VietJack

Trả lời:

Lời giải:

Theo bài ra ta có: i = 50°, n1 = 1, n2 = 1,33, thay vào \(\frac{{\sin i}}{{\sin {\rm{r}}}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\) ta được:

\(\frac{{\sin 50^\circ }}{{\sin \,r}} = \frac{{1,33}}{1}\) (điều kiện sin r ≠ 0)

sin r = \(\frac{{\sin 50^\circ }}{{1,33}}\)

sin r ≈ 0,57597 (thỏa mãn điều kiện)

sin r ≈ sin(35°10’)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}r \approx 35^\circ 10' + k360^\circ \\r \approx 180^\circ - 35^\circ 10' + k360^\circ \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}r \approx 35^\circ 10' + k360^\circ \\r \approx 144^\circ 50' + k360^\circ \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\]

Mà 0° < r < 90° nên r ≈ 35°10’.

Vậy góc khúc xạ r ≈ 35°10’.

Xem thêm lời giải bài tập Toán 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Câu 1:

Biểu diễn các góc lượng giác \(\alpha = - \frac{{5\pi }}{6}\), \(\beta = \frac{\pi }{3}\), \(\gamma = \frac{{25\pi }}{3}\), \(\delta = \frac{{17\pi }}{6}\) trên đường tròn lượng giác. Các góc nào có điểm biểu diễn trùng nhau?

A. β và γ.

B. α, β, γ.

C. β, γ, δ.

D. α và β.

Xem lời giải »


Câu 2:

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là sai?

A. sin(π – α) = sin α.

B. cos(π – α) = cos α.

C. sin(π + α) = – sin α.

D. cos(π + α) = – cos α.

Xem lời giải »


Câu 3:

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là sai?

A. cos(a – b) = cos a cos b – sin a sin b.

B. sin(a – b) = sin a cos b – cos a sin b.

C. cos(a + b) = cos a cos b – sin a sin b.

D. sin(a + b) = sin a cos b + cos a sin b.

Xem lời giải »


Câu 4:

Rút gọn biểu thức M = cos(a + b) cos(a – b) – sin(a + b) sin(a – b), ta được:

A. M = sin 4a.

B. M = 1 – 2 cos2 a.

C. M = 1 – 2 sin2 a.

D. M = cos 4a.

Xem lời giải »