Giải Toán lớp 2 Em vui học toán trang 54 - Cánh diều
Giải Toán lớp 2 Em vui học toán trang 54 - Cánh diều
Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải bài tập Toán lớp 2 Em vui học toán trang 54 sách Cánh diều hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 2 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Toán 2.
Bài 1 (trang 54 SGK Toán lớp 2 Tập 1 - Cánh diều): Xếp các thẻ số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số rồi thảo luận cách sử dụng tia số trong toán học.
Lời giải:
+) Xếp các thẻ số vào tia số, em được:
+) Cách sử dụng tia số trong toán học:
- Chúng ta có thể sử dụng tia số để so sánh hai số:
Trên tia số, số đứng trước bé hơn số đứng sau, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
Ví dụ: Trên tia số, số 4 đứng trước số 10 nên 4 < 10.
- Chúng ta có thể sử dụng tia số để cộng, trừ: Ta có thể đếm thêm (bớt) từ một số trên tia số.
Ví dụ:
• Để thực hiện phép cộng 9 + 2
Trên tia số, em đếm thêm 2 bắt đầu từ 9, em được 11
Vậy 9 + 2 = 11.
• Để thực hiện phép trừ 9 cho 3,
Trên tia số, em đếm bớt đi 3 bắt đầu từ 9, em được 6
Vậy 9 – 3 = 6.
Bài 2 (trang 54 SGK Toán lớp 2 Tập 1 - Cánh diều): Thảo luận nhóm để thiết kế một trò chơi về tính nhẩm trong phạm vi 20 rồi chọn ra trò chơi thú vị nhất.
Lời giải:
Một số trò chơi:
1. Trò chơi Domino
+) Chuẩn bị: Nhiều thẻ số bất kì đánh số từ 1 đến 19, nhiều thẻ số đánh dấu "+" và dấu "–", nhiều thẻ số đánh dấu "=" (số thẻ tùy thuộc vào việc chia chơi theo nhóm hoặc cả lớp)
+) Cách chơi: (có thể chơi theo nhóm hoặc cả lớp)
- Mỗi bạn được phát 1 thẻ số
- Yêu cầu: tất cả các bạn di chuyển để tìm nhóm với các bạn khác sao cho trong nhóm có đủ số người tạo thành các phép toán đúng trong phạm vi 20
+) Đánh giá điểm thắng cuộc: Nhóm ghép nào tìm được số phép toán đúng nhanh và nhiều nhất thì thắng cuộc.
2. Trò chơi ô chữ
+) Chuẩn bị: câu hỏi ô chữ về các phép toán trong phạm vi 20
+) Cách chơi: Chia nhóm hoặc cá nhân để trả lời các ô chữ, nhóm hoặc cá nhân nào trả lời được nhiều câu nhất thì thắng cuộc.
…
Bài 3 (trang 55 SGK Toán lớp 2 Tập 1 - Cánh diều):
a) Hãy ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét.
b) Hãy dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại độ dài của các vật được ước lượng ở câu a.
Lời giải:
a) Em hãy ước lượng độ dài các dùng cụ học tập của mình.
b) Em dùng thước có chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại các độ dài các vật đã ước lượng ở trên câu a.