X

Giải bài tập Toán 6 - Cánh diều

Giải Toán lớp 6 trang 39 Tập 1 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán lớp 6 trang 39 Tập 1 trong Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán lớp 6 trang 39.

Giải Toán lớp 6 trang 39 Tập 1 Cánh diều

Hoạt động 2 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1:

a) Thực hiện phép tính 135 : 9 và nêu quan hệ chia hết của 135 với 9.

b) Tìm tổng S các chữ số của 135 và nêu quan hệ chia hết của S với 9.

Lời giải:

a) Ta có: 135 : 9 = 15

Do đó số 135 chia hết cho 9. 

b) Tổng các chữ số của 135 là: S = 1 + 3 + 5 = 9

Ta có 9 : 9 = 1

Vậy số 9 chia hết cho 9 hay S chia hết cho 9. 

Luyện tập 2 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: Viết một số có hai chữ số sao cho:

a) Số đó chia hết cho 2 và 9;

b) Số đó chia hết cho cả ba số 2, 5, 9.

Lời giải:

a) Số chia hết cho 2 là các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.

Số chia hết cho 9 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 9. 

Do đó các số chia hết cho 2 và 9 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 và có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8. 

Vậy một số có hai chữ số thỏa mãn số đó chia hết cho 2 và 9 là: 18 (hoặc các em có thể chọn một trong các số 36; 54; 72; 90). 

b) Số chia hết cho cả 2 và 5 là các số có chữ số tận cùng là 0.

Số chia hết cho 9 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 9. 

Do đó các số chia hết cho cả ba số 2; 5 và 9 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 và có chữ số tận cùng là 0. 

Vậy một số có hai chữ số thỏa mãn số đó chia hết cho cả ba số 2; 5; 9 là: 90.

Bài 1 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: Cho các số 104, 627, 3 114, 5 123, 6 831 và 72 102. Trong các số đó:

a) Số nào chia hết cho 3? Vì sao?

b) Số nào không chia hết cho 3? Vì sao?

c) Số nào chia hết cho 9? Vì sao?

d) Số nào chia hết cho 3, nhưng không chia hết cho 9? Vì sao?

Lời giải:

Ta áp dụng dấu hiệu chia hết cho 3 và dấu hiệu chia hết cho 9 để thực hiện bài tập này.

a) Trong các số đã cho ta có: 

+ Số 627 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 6 + 2 + 7 = 15 chia hết cho 3.

+ Số 3 114 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 3 + 1 + 1 + 4 = 9 chia hết cho 3.

+ Số 6 831 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 6 + 8 + 3 + 1 = 18 chia hết cho 3.

+ Số 72 102 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 7 + 2 + 1 + 0 + 2 = 12 chia hết cho 3.

b) Ta có: 

+ Số 104 không chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 1 + 0 + 4 = 5 không chia hết cho 3.

+ Số 5 123 không chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 5 + 1 + 2 + 3 = 11 không chia hết cho 3.

c) Ta có: 

+ Số 3 114 chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 3 + 1 + 1 + 4 = 9 chia hết cho 9.

+ Số 6 831 chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 6 + 8 + 3 + 1 = 18 chia hết cho 9.

d) Ta có: 

+ Số 627 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 6 + 2 + 7 = 15 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

+ Số 72 102 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 7 + 2 + 1 + 0 + 2 = 12 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

Bài 2 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: Trong các số 2, 3, 5, 9, số nào là ước của n với:

a) n = 4 536;

b) n = 3 240;

c) n = 9 805?

Lời giải:

a) n = 4 536

+ Vì số 4 536 có chữ số tận cùng là 6 nên số này chia hết cho 2 và không chia hết cho 5.

+ Số 4 536 có tổng các chữ số là 4 + 5 + 3 + 6 = 18 vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9 nên 4 536 là số chia hết cho cả 3 và 9. 

Do đó trong các số 2; 3; 5; 9, các ước số của số n = 4 536 là 2; 3; 9. 

b) n = 3 240

+ Số 3 240 có chữ số tận cùng là 0 nên số này chia hết cho cả 2 và 5. 

+ Số 3 240 có tổng các chữ số là 3 + 2 + 4 + 0 = 9 vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9 nên 3 240 là số chia hết cho cả 3 và 9. 

Do đó trong các số 2; 3; 5; 9, các ước số của số n = 3 240 là 2; 3; 5; 9. 

c) n = 9 805

+ Số 9 805 có chữ số tận cùng là 5 nên số này chia hết cho 5 và không chia hết cho 2. 

+ Số 9 805 có tổng các chữ số là 9 + 8 + 0 + 5 = 22 không chia hết cho cả 3 và 9 nên số 9 805 không chia hết cho cả 3 và 9.

Do đó trong các số 2; 3; 5; 9, các ước số của số n = 9 805 là 5. 

Bài 3 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số:

a) Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 3*7 chia hết cho 3 chia hết cho 3;

b) Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 3*7 chia hết cho 3 chia hết cho 9.

Lời giải:

a) Vì * là một chữ số trong số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 3*7 chia hết cho 3 nên * phải là một trong các số: 0; 1; 2; …; 9.  

Số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 3*7 chia hết cho 3 chia hết cho 3 nên tổng các chữ số của số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 3*7 chia hết cho 3 là (3 + * + 7) = (10 + *) phải là số chia hết cho 3. 

Thử thay * lần lượt bằng các số 0; 1; 2; …; 9, ta thấy các số thỏa mãn là 2; 5; 8.

Vậy các chữ số thích hợp điền vào dấu * để số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 3*7 chia hết cho 3 chia hết cho 3 là: 2; 5; 8. 

b) Vì * là một chữ số trong số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 3*7 chia hết cho 3 nên * phải là một trong các số: 0; 1; 2; …; 9.  

Số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 3*7 chia hết cho 3 chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 3*7 chia hết cho 3 là (2 + 7 + *) = (9 + *) phải là số chia hết cho 9. 

Thử thay * lần lượt bằng các số 0; 1; 2; …; 9, ta thấy các số thỏa mãn là 0; 9.

Vậy các chữ số thích hợp điền vào dấu * để số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 3*7 chia hết cho 3 chia hết cho 9 là: 0; 9. 

Bài 4 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số:

a) Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 chia hết cho 5 và 9;

b) Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 chia hết cho 2 và 3.

Lời giải:

a) Vì * là một chữ số trong số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 nên * phải là một trong các số: 0; 1; 2; …; 9.  

Số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 chia hết cho 5 nên Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5, hay * phải là 0 hoặc 5.

Số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 là (1 + 3 + *) = (4 + *) phải là số chia hết cho 9. 

Thay * lần lượt bằng các số 0; 5 ta được:

+) 4 + 0 = 4 không chia hết cho 9 

+) 4 + 5 = 9 chia hết cho 9

Vậy chữ số thích hợp điền vào dấu * để số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 chia hết cho cả 5 và 9 là: 5 hay * = 5. 

b) Số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 chia hết cho 2 nên Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 phải có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8, hay * phải là một trong các số: 0; 2; 4; 6; 8. 

Số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 chia hết cho 3 nên tổng các chữ số của số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 là (6 + 7 + *) = (13 + *) phải là số chia hết cho 3. 

Thay * lần lượt bằng các số 0; 2; 4; 6; 8 ta được:

+) 13 + 0 = 13 không chia hết cho 3

+) 13 + 2 = 15 chia hết cho 3

+) 13 + 4 = 17 không chia hết cho 3

+) 13 + 6 = 19 không chia hết cho 3

+) 13 + 8 = 21 chia hết cho 3 

Vậy các chữ số thích hợp điền vào dấu * để số Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số: a) 13* chia hết cho 5 và 9 chia hết cho cả 2 và 3 là: 2; 8 hay * = 2 hoặc * = 8. 

Bài 5 trang 40 Toán lớp 6 Tập 1: Các lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E có số học sinh tương ứng là 40, 45, 39, 44, 42. Hỏi:

a) Lớp nào có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?

b) Lớp nào có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?

c) Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?

d) Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?

Lời giải:

a) Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành ba hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 3. 

Trong các số 40; 45; 39; 44; 42 thì:

+ Số 45 chia hết cho 3 (vì 45 có tổng các chữ số là 4 + 5 = 9 chia hết cho 3)

+ Số 39 chia hết cho 3 (vì 39 có tổng các chữ số là 3 + 9 = 12 chia hết cho 3)

+ Số 42 chia hết cho 3 (vì 42 có tổng các chữ số là 4 + 2 = 6 chia hết cho 3)

Vậy các lớp 6B, 6C; 6E có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.

b) Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành chín hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 9. 

Trong các số 40; 45; 39; 44; 42 thì chỉ có số 45 chia hết cho 9 (vì 45 có tổng các chữ số là 4 + 5 = 9 chia hết cho 9).

Vậy chỉ có lớp 6B có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.

c) Tổng số học sinh của cả 5 lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E là: 

40 + 45 + 39 + 44 + 42 = 210 (học sinh)

Ta có số 210 là số chia hết cho 3 (vì tổng các chữ số của số 210 là 2 + 1 + 0 = 3 chia hết cho 3)

Do đó tổng số học sinh của cả 5 lớp là số chia hết cho 3.

Vậy ta có thể xếp tất cả học sinh của 5 lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau. 

d) Ta có số 210 là số không chia hết cho 9 (vì tổng các chữ số của số 210 là 2 + 1 + 0 = 3 không chia hết cho 9)

Do đó tổng số học sinh của cả 5 lớp là số không chia hết cho 9.

Vậy ta không thể xếp tất cả học sinh của 5 lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau. 

Lời giải Toán lớp 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác: