X

Giải bài tập Toán 6 - Cánh diều

Giải Toán lớp 6 trang 69 Tập 1 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán lớp 6 trang 69 Tập 1 trong Bài 2: Tập hợp các số nguyên Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán lớp 6 trang 69.

Giải Toán lớp 6 trang 69 Tập 1 Cánh diều

Luyện tập 5 trang 69 Toán lớp 6 Tập 1: Viết các số sau theo thứ tự giảm dần: – 154, – 618, – 219, 58.

Lời giải:

+ Vì số nguyên dương luôn lớn hơn số nguyên âm, nên trong các số đã cho ta có 58 là số lớn nhất.

+ Ta so sánh các số nguyên âm: – 154, – 618, – 219

Số đối của các số – 154, – 618, – 219 lần lượt là 154, 618, 219.

Do 154 < 219 < 618 nên – 154 > – 219 > – 618 

Do đó ta có: 58 > – 154 > – 219 > – 618.

Vậy sắp xếp các số đã cho theo thứ tự giảm dần ta được: 58, – 154, – 219, – 618. 

Bài 1 trang 69 Toán lớp 6 Tập 1: Viết các số nguyên biểu thị độ cao so với mực nước biển trong các tình huống sau:

a) Máy bay bay ở độ cao 10 000 m;

b) Mực nước biển;

c) Tàu ngầm chạy dưới mực nước biển 100 m.

Lời giải:

Do ta viết các số nguyên biểu thị độ cao so với mực nước biển nên:

a) Máy bay bay ở độ cao 10 000 m, nghĩa là máy bay bay cao hơn mực nước biển là 10 000m. Do đó số nguyên biểu thị độ cao của máy bay ở đây là 10 000 m (hoặc ta cũng có thể viết + 10 000 m).

b) Tại mực nước biển là gốc nên số nguyên biểu thị độ cao ở mức nước biển là 0. 

c) Tàu ngầm chạy dưới mực nước biển 100 m nên số nguyên biểu thị độ cao của tàu ngầm ở đây là – 100 m.

Bài 2 trang 69 Toán lớp 6 Tập 1: Chọn kí hiệu "∈", "∉" thích hợp cho Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp

a) - 3 Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp

b) 0 Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp

c) 4 Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp

d) - 2 Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp

Lời giải:

a) Ta có số – 3 là số nguyên âm nên nó thuộc tập hợp các số nguyên.

Do đó ta viết - 3 Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp

b) Ta có số 0 là số nguyên nên nó thuộc tập hợp các số nguyên.

Do đó ta viết 0 Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp

c) Ta có số 4 là số nguyên dương nên nó cũng thuộc tập hợp các số nguyên. 

Do đó ta viết 4 Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp

d) Ta có số – 2 là số nguyên âm nên nó không phải là số tự nhiên hay – 2 không thuộc tập hợp các số tự nhiên.

Do đó ta viết -2 Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp Chọn kí hiệu ∈ , ∉ thích hợp

Bài 3 trang 69 Toán lớp 6 Tập 1: Biểu diễn các số – 7, – 6, – 5, – 4, – 3, – 2, – 1, 0, 1, 2 vào các vạch tương ứng trên trục số sau:

Biểu diễn các số – 7, – 6, – 5, – 4, – 3, – 2, – 1, 0, 1, 2 vào các vạch tương ứng trên trục số sau

Lời giải:

Biểu diễn các số – 7, – 6, – 5, – 4, – 3, – 2, – 1, 0, 1, 2 vào các vạch tương ứng trên trục số đã cho, ta được:

Biểu diễn các số – 7, – 6, – 5, – 4, – 3, – 2, – 1, 0, 1, 2 vào các vạch tương ứng trên trục số sau

Bài 4 trang 69 Toán lớp 6 Tập 1: Quan sát trục số:

Quan sát trục số: a) Tính khoảng cách từ điểm O đến điểm A

a) Tính khoảng cách từ điểm O đến điểm A.

b) Tìm trên trục số những điểm cách điểm O một khoảng là 5 đơn vị.

Lời giải:

a) Quan sát trục số đã cho, ta thấy điểm A cách điểm O là 2 khoảng

Hay khoảng cách từ điểm O tới điểm A là 2 đơn vị. 

b) Ta có:

Quan sát trục số: a) Tính khoảng cách từ điểm O đến điểm A

Vậy trên trục số những điểm cách điểm O một khoảng là 5 đơn vị là: điểm B (điểm – 5) và điểm C (điểm 5). 

Bài 5 trang 69 Toán lớp 6 Tập 1: Vẽ trục số nằm ngang, chỉ ra hai số nguyên có điểm biểu diễn cách điểm – 3 một khoảng là 2 đơn vị. Sau đó, tìm số đối của hai số nguyên đó.

Lời giải:

Ta có: 

Vẽ trục số nằm ngang, chỉ ra hai số nguyên có điểm biểu diễn cách điểm – 3 một khoảng

Các điểm A, B, C lần lượt là các điểm biểu diễn của các số nguyên – 3, – 5, – 1.

Ta có điểm B và C đều cách điểm A một khoảng là 2 đơn vị 

Nên hai số nguyên có điểm biểu diễn cách điểm – 3 một khoảng là 2 đơn vị là – 5 và – 1. 

Số đối của – 5 là 5; số đối của – 1 là 1. 

Bài 6 trang 69 Toán lớp 6 Tập 1: So sánh các cặp số sau: 3 và 5; – 1 và – 3; – 5 và 2; 5 và – 3.

Lời giải:

Ta có thể so sánh các cặp số trên bằng một trong các cách sau:

Cách 1. 

Biểu diễn các số đã cho lên trục số ta được:

So sánh các cặp số sau: 3 và 5; – 1 và – 3; – 5 và 2; 5 và – 3

+) Ta thấy điểm 3 nằm bên trái điểm 5 nên 3 < 5.

+) Điểm – 3 nằm bên trái điểm – 1 nên – 3 < – 1 hay – 1 > – 3.

+) Điểm – 5 nằm bên trái điểm 2 nên – 5 < 2. 

+) Điểm – 3 nằm bên trái điểm 5 nên – 3 < 5 hay 5 > – 3.

Cách 2. 

+) Ta có: 3 < 5 (so sánh hai số tự nhiên)

+) So sánh – 1 và – 3

Số đối của – 1 là 1; số đối của – 3 là 3.

Do 1 < 3 nên – 1 > – 3.

+) So sánh – 5 và 2 

Vì – 5 là số nguyên âm và 2 là số nguyên dương nên – 5 < 2. 

+) So sánh 5 và – 3

Vì 5 là số nguyên dương và – 3 là số nguyên âm nên 5 > – 3. 

Bài 7 trang 69 Toán lớp 6 Tập 1: Nước đóng băng khi nhiệt độ từ 0 oC trở xuống. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Vì sao?

a) Ở nhiệt độ – 3 °C thì nước đóng băng.

b) Ở nhiệt độ 2 °C thì nước đóng băng.

Lời giải:

Nước đóng băng khi nhiệt độ từ 0 oC trở xuống hay nước đóng băng ở nhiệt độ bé hơn (nhỏ hơn) 0 oC.

a) Vì – 3 °C < 0 °C (số nguyên âm nhỏ luôn nhỏ hơn 0) 

Do đó ở nhiệt độ – 3 °C thì nước đóng băng là phát biểu đúng. 

b) Vì 2 °C > 0 °C (số nguyên dương luôn lớn hơn 0)

Do đó ở nhiệt độ 2 °C thì nước chưa thể đóng băng hay phát biểu "ở nhiệt độ 2 °C thì nước đóng băng" là phát biểu sai. 

Lời giải Toán lớp 6 Bài 2: Tập hợp các số nguyên Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác: