Giải Toán lớp 6 trang 34 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán lớp 6 trang 34 Tập 2 trong Bài 2: Các phép tính với số thập phân Toán lớp 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán lớp 6 trang 34.
Giải Toán lớp 6 trang 34 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Thực hành 2 trang 34 Toán lớp 6 Tập 2: Thực hiện các phép tính sau:
a) 20,24 . 0,125;
b) 6,24 : 0,125;
c) 2,40 . 0,875;
d) 12,75 : 2,125.
Lời giải:
a) Phép tính 20,24 . 0,125 là phép nhân hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Bỏ dấu phẩy ở các số thập phân rồi thực hiện phép nhân hai số tự nhiên.
Ta tính được: 2024 . 125 = 253 000.
- Phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả 5 chữ số.
- Dùng dấu phẩy tách ở tích ra 5 chữ số từ phải sang trái, ta được 2,53.
Vậy 20,24 . 0,125 = 2,53.
b) Phép tính 6,24 : 0,125 là phép chia hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Phần thập phân của số chia và số bị chia lần lượt có 3 chữ số và 2 chữ số.
- Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải 3 chữ số (ở đây số bị chia còn thiếu 1 chữ số để chuyển nên ta thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số bị chia), ta được số bị chia mới là 6240.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia, ta được số chia mới là: 125.
- Ta thực hiện phép chia: 6240 : 125 = 49,92.
Vậy 6,24 : 0,125 = 6240 : 125 = 49,92.
c) Ta có: 2,40 . 0,875 = 2,4 . 0,875.
Phép tính 2,4 . 0,875 là phép nhân hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Bỏ dấu phẩy ở các số thập phân rồi thực hiện phép nhân hai số tự nhiên.
Ta tính được: 24 . 875 = 21 000.
- Phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả 4 chữ số.
- Dùng dấu phẩy tách ở tích ra 4 chữ số từ phải sang trái, ta được 2,1.
Vậy 2,40. 0,875 = 2,1.
d) Phép tính 12,75 : 2,125 là phép chia hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Phần thập phân của số chia và số bị chia lần lượt có 3 chữ số và 2 chữ số.
- Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải 3 chữ số (ở đây số bị chia còn thiếu 1 chữ số để chuyển nên ta thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số bị chia), ta được số bị chia mới là 12 750.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia, ta được số chia mới là: 2 125.
- Ta thực hiện phép chia: 12 750 : 2 125 = 6.
Vậy 12,75 : 2,125 = 12 750 : 2 125 = 6.
Vận dụng 2 trang 34 Toán lớp 6 Tập 2: Cho biết một quả chuối nặng 100 g có chứa:
- Đường: 12,1 g;
- Protein: 1,1 g.
Em hãy cho biết trong quả chuối đó, khối lượng đường nhiều gấp mấy lần khối lượng protein?
Lời giải:
Khối lượng đường nhiều gấp số lần khối lượng protein là:
12,1 : 1,1 = 11 (lần).
Vậy trong quả chuối nặng 100 g, khối lượng đường gấp 11 lần khối lượng protein.
Hoạt động khám phá 3 trang 34 Toán lớp 6 Tập 2: a) Cho hai số thập phân x = 14,3 và y = 2,5.
Hãy tính x . y và x : y.
b) Hãy dùng quy tắc dấu của tích và thương hai số nguyên để tìm kết quả của các phép tính sau:
(−14,3) . (−2,5) = ?
(−14,3) : (−2,5) = ?
(−14,3) . (2,5) = ?
(−14,3) : (2,5) = ?
(14,3) . (−2,5) = ?
(14,3) : (−2,5) = ?
Lời giải:
a) Thay x = 14,3 và y = 2,5 vào các phép tính x . y và x : y.
* Phép tính 14,3 . 2,5 là phép nhân hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Bỏ dấu phẩy ở các số thập phân rồi thực hiện phép nhân hai số tự nhiên.
Ta tính được: 143 . 25 = 3575.
- Phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả 2 chữ số.
- Dùng dấu phẩy tách ở tích ra 2 chữ số từ phải sang trái, ta được 35,75.
Do đó x . y = 14,3. 2,5 = 35,75.
* Phép tính 14,3 : 2,5 là phép chia hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Phần thập phân của số chia và số bị chia đều có 1 chữ số.
- Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải 1 chữ số, ta được số bị chia mới là 143.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia, ta được số chia mới là: 25.
- Ta thực hiện phép chia: 143 : 25 = 5,72.
Do đó x : y = 14,3 : 2,5 = 143 : 25 = 5,72.
Vậy x . y = 35,75 và x : y = 5,72.
b) Dùng quy tắc dấu của tích và thương hai số nguyên vào các phép tính, ta được:
* Phép tính (−14,3) . (−2,5) là phép nhân hai số âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Ta thực hiện: (−14,3) . (−2,5) = |−14,3| . |−2,5| = 14,3 . 2,5 = 35,75.
* Phép tính (−14,3) : (−2,5) là phép chia hai số âm, ta chia hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Ta thực hiện: (−14,3) : (−2,5) = |−14,3| : |−2,5| = 14,3 : 2,5 = 5,72.
* Phép tính (−14,3) . (2,5) là phép nhân số âm với số dương, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi thêm dấu trừ vào trước kết quả.
Ta thực hiện: (−14,3) . (2,5) = −(|−14,3| . |2,5|) = −(14,3 . 2,5) = −35,75.
* Phép tính (−14,3) : (2,5) là phép chia số âm cho số dương, ta chia hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi thêm dấu trừ vào trước kết quả.
Ta thực hiện: (−14,3) : (2,5) = −(|−14,3| : |2,5 |) = −(14,3 : 2,5) = −5,72.
* Phép tính (14,3) . (−2,5) là phép nhân số dương với số âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi thêm dấu trừ vào trước kết quả.
Ta thực hiện: (14,3) . (−2,5) = −(|14,3| . |−2,5|) = −(14,3 . 2,5) = −35,75.
* Phép tính (14,3) : (−2,5) là phép chia số dương cho số âm, ta chia hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi thêm dấu trừ vào trước kết quả.
Ta thực hiện: (14,3) : (−2,5) = −(|14,3| : |2,5 |) = −(14,3 : 2,5) = −5,72.
Vậy (−14,3) . (−2,5) = 35,75; (−14,3) : (−2,5) = 5,72;
(−14,3) . (2,5) = −35,75; (−14,3) : (2,5) = −5,72;
(14,3) . (−2,5) = −35,75; (14,3) : (−2,5) = −5,72.
Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 2: Các phép tính với số thập phân Chân trời sáng tạo hay khác: