Giải Toán 7 trang 32 Tập 2 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải Toán 7 trang 32 Tập 2 trong Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản Toán 7 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 32.
Giải Toán 7 trang 32 Tập 2 Cánh diều
Luyện tập 2 trang 32 Toán lớp 7 Tập 2: Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp có 12 chiếc thẻ đã nêu ở Ví dụ 2. Tính xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số không chia hết cho 3”.
Lời giải:
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là: A = {1; 2; 3; ...; 12}.
Số phần tử của tập hợp A là 12.
Từ 1 đến 12 có các số không chia hết cho 3 là: 1; 2; 4; 5; 7; 8; 10; 11.
Do đó có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số không chia hết cho 3”.
Xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số không chia hết cho 3” bằng .
Bài 1 trang 32 Toán lớp 7 Tập 2: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố”.
b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1”.
Lời giải:
Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần nên tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số chấm xuất hiện trên mặt xúc xắc là: A = {1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm}.
Số phần tử của tập hợp A là 6.
a) Từ 1 đến 6 có các số nguyên tố là 2; 3; 5.
Do đó có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố”.
Khi đó xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố” bằng .
b) Từ 1 đến 6 có các số chia 4 dư 1 là: 1; 5.
Do đó có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1”.
Khi đó xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1” bằng .
Bài 2 trang 32 Toán lớp 7 Tập 2: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tìm số phần tử của tập hợp C gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có một chữ số”;
b) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 4 và 5 đều có số dư là 1”;
c) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có tổng các chữ số bằng 4”.
Lời giải:
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là:
C = {1; 2; 3; …; 51; 52}.
Số phần tử của tập hợp C bằng 52.
a) Từ 1 đến 52 có các số có một chữ số là 1; 2; 3; …; 9.
Do đó có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có một chữ số”.
Khi đó xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có một chữ số” bằng .
b) Từ 1 đến 52 có các số chia 5 dư 1 là: 1; 6; 11; 16; 21; 26; 31; 36; 41; 46; 51.
Các số chia 4 dư 1 trong các số chia 5 dư 1 vừa tìm được là: 1; 21; 41.
Do đó có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 4 và 5 đều có số dư là 1”.
Khi đó xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 4 và 5 đều có số dư là 1” bằng .
c) Từ 1 đến 52 có các số có tổng các chữ số bằng 4 là: 4; 13; 22; 31; 40.
Do đó có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có tổng các chữ số bằng 4”.
Khi đó xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có tổng các chữ số bằng 4” bằng .
Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản Cánh diều hay khác: