Giải Toán 7 trang 36 Tập 2 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải Toán 7 trang 36 Tập 2 trong Bài tập cuối chương 5 Toán 7 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 36.
Giải Toán 7 trang 36 Tập 2 Cánh diều
Bài 5 trang 36 Toán lớp 7 Tập 2: Quặng sắt là các loại đá và khoáng vật mà từ đó sắt kim loại có thể được chiết ra. Quặng sắt thường giàu các sắt oxit và có màu sắc từ xám sẫm, vàng tươi, tía sẫm tới nâu đỏ. Quặng hematite là loại quặng sắt chính có trong các mỏ của nước Brasil. Tỉ lệ sắt trong quặng hematite được biểu diễn ở Hình 37. Trong 8 kg quặng hematite có bao nhiêu ki-lô-gam sắt?
Lời giải:
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy sắt chiếm 69,9% trong quặng hematite.
Trong 8kg quặng hematite có số ki - lô - gam sắt là:
= 5,592(kg).
Vậy trong 8 kg quặng hematite có 5,592 kg sắt.
Bài 6 trang 36 Toán lớp 7 Tập 2: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước của 6”;
b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 3 dư 2”.
Lời giải:
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi gieo xúc xắc một lần là:
A = {1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm}.
Số phần tử của tập hợp A bằng 6.
a) Từ 1 đến 6 có các ước của 6 là: 1; 2; 3; 6.
Do đó có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước của 6”.
Khi đó xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước của 6” bằng .
b) Từ 1 đến 6 có các số chia 3 dư 2 là: 2; 5.
Do đó có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 3 dư 2”.
Khi đó xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 3 dư 2” bằng .
Bài 7 trang 36 Toán lớp 7 Tập 2: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, ..., 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 17 dư 2 và chia cho 3 dư 1”;
b) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có chứa chữ số 5”.
Lời giải:
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp là:
A = {1; 2; 3; 4; …; 51; 52}.
Số phần tử của tập hợp A bằng 52.
a) Từ 1 đến 52 có các số chia 17 dư 2 là: 2; 19; 36.
Trong 3 số trên chỉ có số 19 chia 3 dư 1.
Do đó có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 17 dư 2 và chia cho 3 dư l”.
Khi đó xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 17 dư 2 và chia cho 3 dư l” bằng .
b) Từ 1 đến 52 có các số có chứa chữ số 5 là: 5; 15; 25; 35; 45; 50; 51; 52.
Do đó có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có chứa chữ số 5”.
Khi đó xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có chứa chữ số 5” bằng .
Bài 8 trang 36 Toán lớp 7 Tập 2: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Số tự nhiên được viết ra là số chia hết cho cả 2 và 5”;
b) “Số tự nhiên được viết ra là số có tổng các chữ số bằng 5”.
Lời giải:
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi viết ngẫu nhiên một số có hai chữ số là:
A = {10; 11; 12; …; 98; 99}.
Số phần tử của tập hợp A bằng 90.
a) Số tự nhiên chia hết cho cả 2 và 5 thì chia hết cho 10.
Từ 10 đến 99 có các số chia hết cho 10 là: 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90.
Do đó có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số chia hết cho cả 2 và 5”.
Khi đó xác suất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số chia hết cho cả 2 và 5” bằng .
b) Từ 10 đến 99 có các số có tổng các chữ số bằng 5 là: 14; 23; 32; 41; 50.
Do đó có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số có tổng các chữ số bằng 5”.
Khi đó xác suất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số có tổng các chữ số bằng 5” bằng .
Bài 9 trang 36 Toán lớp 7 Tập 2: Một đội thanh niên tình nguyện gồm 27 thành viên đến từ các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau; mỗi tỉnh chỉ có đúng một thành viên trong đội. Chọn ra ngẫu nhiên một thành viên của đội thanh niên trên. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Tây Nguyên”;
b) “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Duyên hải miền Trung”;
c) “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đông Nam Bộ”;
d) “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Lời giải:
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi chọn ngẫu nhiên một thành viên của đội thanh niên là tập hợp gồm 27 tỉnh đã nêu của đề bài.
Số phần tử của tập hợp này bằng 27.
a) Các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên trong 27 tỉnh trên là: Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông; Lâm Đồng.
Do đó có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Tây Nguyên”.
Khi đó xác suất của biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Tây Nguyên” bằng .
b) Các tỉnh thuộc vùng Duyên hải miền Trung trong 27 tỉnh trên là: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Do đó có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Duyên hải miền Trung”.
Khi đó xác suất của biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Duyên hải miền Trung” bằng .
c) Các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ trong 27 tỉnh trên là: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.
Do đó có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đông Nam Bộ”.
Khi đó xác suất của biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đông Nam Bộ” bằng .
d) Các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong 27 tỉnh trên là: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau.
Do đó có 13 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Khi đó xác suất của biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long” bằng .
Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 5 Cánh diều hay khác: