X

Giải Toán lớp 7 Kết nối tri thức

Giải Toán 7 trang 67 Tập 1 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán 7 trang 67 Tập 1 trong Bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác Toán lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 67.

Giải Toán 7 trang 67 Tập 1 Kết nối tri thức

Vận dụng trang 67 Toán 7 Tập 1: Người ta dùng compa và thước thẳng để vẽ tia phân giác của góc xOy như sau:

Người ta dùng compa và thước thẳng để vẽ tia phân giác của góc xOy như sau

(1) Vẽ đường tròn tâm O cắt Ox, Oy lần lượt tại A và B.

(2) Vẽ đường tròn tâm A bán kính AO và đường tròn tâm B bán kính BO. Hai đường tròn cắt nhau tại điểm M khác điểm O.

(3) Vẽ tia Oz đi qua M.

Em hãy giải thích vì sao tia OM là tia phân giác của góc xOy.

Lời giải:

Do A và B thuộc đường tròn tâm O nên AO = BO.

Do M thuộc đường tròn tâm B bán kính BO nên BO = BM.

Do M thuộc đường tròn tâm A bán kính AO nên AO = AM.

Mà AO = BO nên AM = BM.

Xét hai tam giác OBM và OAM có:

BO = AO (chứng minh trên).

BM = AM (chứng minh trên).

OM chung.

Do đó ΔOBM=ΔOAMccc.

Do đó BOM^=AOM^ (2 góc tương ứng).

Mà OM nằm giữa hai tia OA và OB nên OM là tia phân giác của AOB^ hay OM là tia phân giác của xOy^.

Vậy OM là tia phân giác của xOy^.

Bài 4.4 trang 67 Toán 7 Tập 1: Cho hai tam giác ABC và DEF như Hình 4.18.

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

(1) ΔABC=ΔDEF;

(2) ΔACB=ΔEDF;

(3) ΔBAC=ΔDFE;

(4) ΔCAB=ΔDEF.

Cho hai tam giác ABC và DEF như Hình 4.18. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng

Lời giải:

Quan sát hình, ta thấy AB = EF, BC = FD, CA = DE.

Khi đó:

ΔABC=ΔEFD nên khẳng định (1) sai.

ΔACB=ΔEDF nên khẳng định (2) đúng.

ΔBAC=ΔFED nên khẳng định (3) sai.

ΔCAB=ΔDEF nên khẳng định (4) đúng.

Bài 4.5 trang 67 Toán 7 Tập 1: Trong Hình 4.19, hãy chỉ ra hai cặp tam giác bằng nhau.

Trong Hình 4.19, hãy chỉ ra hai cặp tam giác bằng nhau

Lời giải:

Xét hai tam giác ABD và CDB có:

AB = CD (cùng có độ dài bằng 6 ô vuông).

AD = BC (cùng có độ dài bằng 4 ô vuông).

BD chung.

Do đó ΔABD=ΔCDBccc.

Xét hai tam giác ACD và CAB có:

AD = BC (cùng có độ dài bằng 4 ô vuông).

CD = AB (cùng có độ dài bằng 6 ô vuông).

AC chung.

Do đó ΔACD=ΔCABccc.

Vậy hai cặp tam giác bằng nhau là: ∆ABD = ∆CDB, ∆ACD = ∆CAB

Bài 4.6 trang 67 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 4.20, biết AB = CB, AD = CD, DAB^=90°, BDC^=30°.

a) Chứng minh rằng ΔABD=ΔCBD.

b) Tính ABC^.

Cho Hình 4.20, biết AB = CB, AD = CD,  góc DAB = 90 độ, góc BDC = 30 độ

Lời giải:

a) Xét hai tam giác ABD và CBD có:

AB = BC (theo giả thiết).

AD = CD (theo giả thiết).

BD chung.

Vậy ΔABD=ΔCBDccc.

b) Do ΔABD=ΔCBD nên ADB^=CDB^ (2 góc tương ứng).

Do đó ADB^=30°.

Xét tam giác ABD vuông tại A có: ABD^+ADB^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Do đó ABD^=90°ADB^=90°30°=60°.

Do ΔABD=ΔCBD nên ABD^=CBD^ (2 góc tương ứng).

Do đó CBD^=60°.

Khi đó ABC^=ABD^+CBD^=60°+60°=120°.

Vậy ABC^=120°.

Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: