X

Giải Toán lớp 7 Kết nối tri thức

Giải Toán 7 trang 79 Tập 1 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán 7 trang 79 Tập 1 trong Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông Toán lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 79.

Giải Toán 7 trang 79 Tập 1 Kết nối tri thức

Luyện tập 3 trang 79 Toán 7 Tập 1: Cho ba điểm A, B, C nằm trên đường tròn tâm O và các điểm M, N, P như Hình 4.54. Hãy chỉ ra ba cặp tam giác vuông bằng nhau trong hình.

Cho ba điểm A, B, C nằm trên đường tròn tâm O và các điểm M, N, P như Hình 4.54

Lời giải:

Do A, B, C nằm trên đường tròn tâm O nên OA = OB = OC.

Xét hai tam giác ONA vuông tại N và ONC vuông tại N có:

OA = OC (chứng minh trên).

ON chung.

Do đó ΔONA=ΔONC (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Xét hai tam giác OMB vuông tại M và OMC vuông tại M có:

OB = OC (chứng minh trên).

OM chung.

Do đó ΔOMB=ΔOMC (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Xét hai tam giác OPA vuông tại P và OPB vuông tại P có:

OA = OB (chứng minh trên).

OP chung.

Do đó ΔOPA=ΔOPB (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Vậy ΔONA=ΔONC,ΔOMB=ΔOMC,ΔOPA=ΔOPB.

Thử thách nhỏ trang 79 Toán 7 Tập 1: Có hai chiếc thang dài như nhau được dựa vào một bức tường với cùng độ cao BH=B'H' như Hình 4.55. Các góc BAH và B'A'H' có bằng nhau không? Vì sao?

Có hai chiếc thang dài như nhau được dựa vào một bức tường với cùng độ cao

Lời giải:

Xét hai tam giác BAH vuông tại H và B'H'A' vuông tại H' có:

BA=B'A' (theo giả thiết).

BH=B'H' (theo giả thiết).

Do đó ΔBAH=ΔB'A'H' (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Vậy BAH^=B'A'H'^ (2 góc tương ứng).

Bài 4.20 trang 79 Toán 7 Tập 1: Mỗi hình sau có các cặp tam giác vuông nào bằng nhau? Vì sao?

Mỗi hình sau có các cặp tam giác vuông nào bằng nhau? Vì sao

Lời giải:

a) Xét hai tam giác ACB vuông tại C và ACD vuông tại C có:

CAB^=CAD^ (theo giả thiết).

AC chung.

Vậy ΔACB=ΔACD (góc nhọn – cạnh góc vuông).

b) Xét hai tam giác EGH vuông tại E và FHG vuông tại F có:

EH = FG (theo giả thiết).

HG chung.

Vậy ΔEGH=ΔFHG (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

c) Xét hai tam giác QMK vuông tại M và NMP vuông tại M có:

QK = NP (theo giả thiết).

QKM^=NPM^ (theo giả thiết).

Vậy ΔQMK=ΔNMP (cạnh huyền – góc nhọn).

d) Xét hai tam giác VST vuông tại S và UTS vuông tại T có:

VS = UT (theo giả thiết).

ST chung.

Vậy ΔVST=ΔUTS (2 cạnh góc vuông).

Bài 4.21 trang 79 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 4.56, biết AB = CD, BAC^=BDC^=90°. Chứng minh rằng ΔABE=ΔDCE.

Cho Hình 4.56, biết AB = CD, góc BAC=góc BDC = 90 độ. Chứng minh rằng: tam giác ABE= tam giác DCE

Lời giải:

Xét tam giác ABE có BAE^+ABE^+AEB^=180°.

Do đó ABE^=180°BAE^AEB^ (1).

Xét tam giác DCE có CDE^+DCE^+DEC^=180°.

Do đó DCE^=180°CDE^DEC^ (2).

BAE^=CDE^=90°,AEB^=DEC^ (2 góc đối đỉnh) nên từ (1) và (2) có ABE^=DCE^.

Xét hai tam giác ABE vuông tại A và DCE vuông tại E có:

ABE^=DCE^ (chứng minh trên).

AB = DC (theo giả thiết).

Vậy ΔABE=ΔDCE (góc nhọn – cạnh góc vuông).

Bài 4.22 trang 79 Toán 7 Tập 1: Cho hình chữ nhật ABCD, M là trung điểm của cạnh BC.

Chứng minh rằng ΔABM=ΔDCM.

Lời giải:

Cho hình chữ nhật ABCD, M là trung điểm của cạnh BC. Chứng minh rằng tam giác ABM= tam giác DCM

Do ABCD là hình chữ nhật nên ABC^=BCD^=90°,AB=CD.

Hay ABM^=DCM^=90°.

Do đó tam giác ABM vuông tại B, tam giác DCM vuông tại C.

Do M là trung điểm của cạnh BC nên MB = MC.

Xét hai tam giác ABM vuông tại B và DCM vuông tại C có:

AB = CD (chứng minh trên).

MB = MC (chứng minh trên).

Vậy ΔABM=ΔDCM (2 cạnh góc vuông).

Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: