X

Giải Toán lớp 7 Kết nối tri thức

Người ta dùng compa và thước thẳng để vẽ tia phân giác của góc xOy như sau


Câu hỏi:

Người ta dùng compa và thước thẳng để vẽ tia phân giác của góc xOy như sau:

Người ta dùng compa và thước thẳng để vẽ tia phân giác của góc xOy như sau (ảnh 1)

(1) Vẽ đường tròn tâm O cắt Ox, Oy lần lượt tại A và B.

(2) Vẽ đường tròn tâm A bán kính AO và đường tròn tâm B bán kính BO. Hai đường tròn cắt nhau tại điểm M khác điểm O.

(3) Vẽ tia Oz đi qua M.

Em hãy giải thích vì sao tia OM là tia phân giác của góc xOy.

Trả lời:

Do A và B thuộc đường tròn tâm O nên AO = BO.

Do M thuộc đường tròn tâm B bán kính BO nên BO = BM.

Do M thuộc đường tròn tâm A bán kính AO nên AO = AM.

Mà AO = BO nên AM = BM.

Xét hai tam giác OBM và OAM có:

BO = AO (chứng minh trên).

BM = AM (chứng minh trên).

OM chung.

Do đó ΔOBM=ΔOAMccc.

Do đó BOM^=AOM^ (2 góc tương ứng).

Mà OM nằm giữa hai tia OA và OB nên OM là tia phân giác của AOB^ hay OM là tia phân giác của xOy^.

Vậy OM là tia phân giác của xOy^.

Xem thêm lời giải bài tập Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Câu 1:

Ta nói hai đoạn thẳng bằng nhau nếu chúng có cùng độ dài, hai góc bằng nhau nếu chúng có cùng số đo góc. Vậy hai tam giác như thế nào thì được gọi là bằng nhau và làm thế nào để kiểm tra được hai tam giác đó bằng nhau? Trong bài này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đó.

Xem lời giải »


Câu 2:

Gấp đôi một tờ giấy rồi cắt như Hình 4.9.

Gấp đôi một tờ giấy rồi cắt như Hình 4.9.     Phần được cắt ra là hai tam giác “chồng khít” lên nhau (ảnh 1)

Phần được cắt ra là hai tam giác “chồng khít” lên nhau.

Theo em:

- Các cạnh tương ứng có bằng nhau không?

- Các góc tương ứng có bằng nhau không?

Xem lời giải »


Câu 3:

Biết hai tam giác trong Hình 4.11 bằng nhau, em hãy chỉ ra các cặp cạnh tương ứng, các cặp góc tương ứng và viết đúng kí hiệu bằng nhau của cặp tam giác đó.

Biết hai tam giác trong Hình 4.11 bằng nhau, em hãy chỉ ra các cặp cạnh tương ứng, các cặp góc tương ứng và viết đúng kí hiệu bằng (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho tam giác ABC bằng tam giác DEF (H.4.13). Biết rằng BC = 4 cm, ABC^=40°,

ACB^=60°. Hãy tính độ dài đoạn thẳng EF và số đo góc EDF.

Cho tam giác ABC bằng tam giác DEF (H.4.13). Biết rằng BC = 4 cm (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho hai tam giác ABC và DEF như Hình 4.18.

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

(1) ΔABC=ΔDEF;

(2) ΔACB=ΔEDF;

(3) ΔBAC=ΔDFE;

(4) ΔCAB=ΔDEF.

Cho hai tam giác ABC và DEF như Hình 4.18.  Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 6:

Trong Hình 4.19, hãy chỉ ra hai cặp tam giác bằng nhau.

Trong Hình 4.19, hãy chỉ ra hai cặp tam giác bằng nhau (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho Hình 4.20, biết AB = CB, AD = CD, DAB^=90°,

BDC^=30°.

a) Chứng minh rằng ΔABD=ΔCBD.

b) Tính ABC^.

Cho Hình 4.20, biết AB = CB, AD = CD (ảnh 1)

Xem lời giải »