Giải Toán 8 trang 64 Tập 1 Cánh diều
Với Giải Toán 8 trang 64 Tập 1 trong Bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số Toán lớp 8 Tập 1 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8 trang 64.
Giải Toán 8 trang 64 Tập 1 Cánh diều
Luyện tập 2 trang 64 Toán 8 Tập 1: Số lượng sản phẩm bán được y (nghìn sản phẩm) là một hàm số theo thời gian x (tháng). Hàm số này được biểu thị dưới dạng Bảng 2.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, hai điểm A(2; 3), B(5; 6) có thuộc đồ thị của hàm số hay không? Vì sao?
Lời giải:
Quan sát Bảng 2, ta thấy:
• Với x = 2 thì y = 3 nên điểm A(2; 3) thuộc đồ thị hàm số;
• Với x = 5 thì y = 7 nên điểm B(5; 6) không thuộc đồ thị hàm số.
Vậy trong mặt phẳng tọa độ Oxy, hai điểm A(2; 3), B(5; 6) không thuộc đồ thị của hàm số.
Bài 1 trang 64 Toán 8 Tập 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Điểm thuộc trục hoành có tung độ bằng 0.
b) Điểm thuộc trục hoành có hoành độ bằng 0.
c) Điểm thuộc trục tung có tung độ bằng 0.
d) Điểm thuộc trục tung có hoành độ bằng 0.
Lời giải:
• Các điểm nằm trên trục hoành đều có tung độ bằng 0 nên khẳng định a) đúng.
• Các điểm nằm trên trục hoành thì điểm đó có tọa độ (a; 0) với a là giá trị bất kì.
Do đó khẳng định b) sai.
• Các điểm nằm trên trục tung thì điểm đó có tọa độ (0; b) với b là giá trị bất kì.
Do đó khẳng định c) sai.
• Các điểm nằm trên trục tung đều có hoành độ bằng 0 nên khẳng định d) đúng.
Bài 2 trang 64 Toán 8 Tập 1: Điểm M(a; b) thuộc góc phần tư nào trong mỗi trường hợp sau?
a) a > 0, b > 0.
b) a > 0, b < 0.
c) a < 0, b > 0.
d) a < 0, b < 0.
Lời giải:
a) Với a > 0, b > 0 thì điểm M(a; b) thuộc góc phần tư thứ nhất.
b) Với a > 0, b < 0 thì điểm M(a; b) thuộc góc phần tư thứ tư.
c) Với a < 0, b > 0 thì điểm M(a; b) thuộc góc phần tư thứ hai.
d) Với a < 0, b < 0 thì điểm M(a; b) thuộc góc phần tư thứ ba.
Bài 3 trang 64 Toán 8 Tập 1: Xác định tọa độ điểm A trong mỗi trường hợp sau:
a) Hoành độ bằng – 3 và tung độ bằng 5;
b) Hoành độ bằng – 2 và nằm trên trục hoành;
c) Tung độ bằng – 4 và nằm trên trục tung.
Lời giải:
a) Điểm A có hoành độ bằng – 3 và tung độ bằng 5 nên tọa độ điểm A là A(– 3; 5);
b) Điểm A có hoành độ bằng –2 và nằm trên trục hoành nên tọa độ điểm A là A(– 2; 0);
c) Điểm A có tung độ bằng – 4 và nằm trên trục tung nên tọa độ điểm A là A(0; – 4).
Lời giải bài tập Toán 8 Bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số hay khác: