Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1 có đáp án Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1 có đáp án Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp
(Cánh diều) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Câu 1: Phép chiếu phương vị đứng có độ chính xác ở vùng
A. Xích đạo.
B. Vĩ độ trung bình.
C. Vĩ độ cao.
D. Vùng cực, cận cực.
Câu 2: Phép chiếu hình nón đứng có độ chính xác ở vùng
A. Xích đạo.
B. Vĩ độ trung bình.
C. Vĩ độ cao.
D. Vùng cực, cận cực.
Câu 3: Phép chiếu hình nón đứng thường được sử dụng để vẽ nhưng phần lãnh thổ có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Bắc – Nam.
B. Nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Đông – Tây.
C. Nằm ở vĩ độ thấp, kéo dài theo chiều Đông – Tây.
D. Nằm ở vĩ độ cao, kéo dài theo chiều Đông – Tây.
Câu 4: Bản đồ có độ chính xác cao ở xích đạo, càng xa xích đạo càng kém chính xác là phép chiếu nào dưới đây?
A. Phép chiếu phương vị.
B. Phép chiếu hình nón.
C. Phép chiếu hình trụ.
D. Phép chiếu hình nón đứng.
Câu 5: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm là đặc điểm của phép chiếu nào?
A. Phép chiếu phương vị.
B. Phép chiếu hình nón.
C. Phép chiếu hình trụ.
D. Phép chiếu phương vị đứng.
Câu 6: Trong phép chiếu hình trụ đứng, mặt chiếu là một hình trụ bao quanh
A. xích đạo.
B. quả Địa Cầu.
C. vùng cực.
D. chí tuyến.
Câu 7: Giữ nguyên được độ dài xích đạo còn độ dài các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra là phép chiếu nào dưới đây?
A. Phép chiếu phương vị.
B. Phép chiếu hình nón.
C. Phép chiếu hình trụ.
D. Phép chiếu hình nón đứng.
Câu 8: Phép chiếu hình trụ đứng thường được sử dụng để vẽ những phần lãnh thổ có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nằm gần cực .
B. Nằm gần xích đạo.
C. Nằm gần vòng cực.
D. Nằm ở vĩ độ trung bình.
Câu 9: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu nào dưới đây?
A. Hình nón đứng và hình trụ đứng.
B. Phương vị ngang và hình trụ đứng.
C. Phương vị ngang và hình nón đứng.
D. Phương vị đứng và hình trụ đứng.
Câu 10: Với nguồn sáng chiếu từ tâm quả Địa cầu, trên mặt chiếu các kinh tuyến là những đoạn thẳng
A. đồng quy ở cực.
B. song song và vuông góc với nhau.
C. đồng quy và song song với nhau.
D. đồng tâm ở cực.
Câu 11: Nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta phải sử dụng nhiều phép chiếu đồ khác nhau là
A. Do bề mặt Trái Đất cong.
B. Do yêu cầu sử dụng khác nhau.
C. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện.
D. Do hình dáng lãnh thổ.
Câu 12: Để vẽ khu vực xích đạo và bản đồ thế giới, người ta dùng phép chiếu nào?
A. Phép chiếu phương vị.
B. Phép chiếu hình nón.
C. Phép chiếu hình trụ.
D. Phép chiếu hình nón đứng.
Câu 13: Do bề mặt Trái Đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng, các khu vực khác nhau trên bản đồ
A. không thể hoàn toàn chính xác như nhau.
B. các địa điểm chính xác như nhau.
C. các khu vực có độ chính xác gần như nhau.
D. chỉ có khu vực được chiếu mới có độ chính xác.