Câu 28. Khu vực ven chí tuyến ở Bắc Phi có nhóm đất chính nào?
A. Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.
B. Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc.
C. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.
D. Đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.
Đáp án B.
Giải thích: Khu vực ven chí tuyến ở Bắc Phi có nhóm đất chính là đất xám hoang mạc, bán hoang mạc.
Câu 29: Khu vực nào sau đây trên thế giới có quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ nhất?
A. Đông Nam Á.
B. Trung Á.
C. Tây Á.
D. Bắc Phi.
Đáp án A.
Giải thích:
- Nhiệt độ và độ ẩm có tác động trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua sự phá hủy đá gốc (vê mặt lí học và hóa học) tạo nên sản phẩm phong hóa.
- Khu vực Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (nền nhiệt cao, độ ẩm lớn >80%, lượng mưa lớn) nên quá trình phá hủy, làm biến đổi đá gốc diễn ra mạnh mẽ. Mặt khác mưa lớn còn có tác dụng hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong các tầng đất, tạo môi trường ẩm để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. Vì vậy, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á, đặc trưng nhất là quá trình hình thành đất feralit.
Câu 30: Trước kia đồng bào dân tộc thiểu số hay du canh, du cư nên đã làm ảnh hưởng tới tài nguyên đất thế nào?
A. Đất ở vùng đồi núi ngày càng giàu dinh dưỡng hơn.
B. Tài nguyên đất ở vùng đồi núi ngày càng giảm.
C. Gia tăng tình trạng thoái hóa đất ở vùng đồi núi.
D. Diện tích rừng ở vùng đồi núi ngày càng tăng.
Đáp án C.
Giải thích: Đồng bào dân tộc thiểu số nước ta có tập quán du canh du cư phổ biển (du canh du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó). Mỗi lần đến nơi ở mới, người dân lại tiến hành đốt rừng làm rẫy kết hợp phương thức sản xuất lạc hậu, không cày xới chăm bón đầy đủ khiến đất đai nhanh chóng bị thoái hóa, bạc màu. Hoạt động phá rừng làm nương và bỏ hoang diễn ra liên tục làm gia tăng diện tích đất trồng đồi núi trọc, đất bỏ hoang ở vùng đồi núi khiến đất đai thoái hóa nghiêm trọng.
Câu 31. Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật không có vai trò nào dưới đây?
A. Tổng hợp các chất hữu cơ thành mùn.
B. Phân giải xác vật chất hữu cơ.
C. Góp phần quan trọng trong việc phá huỷ đá.
D. Phân giải xác động vật.
Đáp án C.
Giải thích: Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật không có vai trò trong việc góp phần quan trọng trong việc phá huỷ đá.
Câu 32. Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất?
A. Đất mẹ.
B. Khí hậu.
C. Sinh vật.
D. Địa hình.
Đáp án C.
Giải thích: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là sinh vật.
Câu 33: Hoạt động nào của đồng bào dân tộc thiểu số nước ta làm gia tăng tình trạng thoái hóa đất ở vùng đồi núi?
A. Định canh, định cư
B. Du canh, du cư.
C. Làm ruộng bậc thang.
D. Mô hình nông – lâm kết hợp.
Đáp án B.
Giải thích: Đồng bào dân tộc thiểu số nước ta có tập quán du canh du cư phổ biển (du canh du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó). Mỗi lần đến nơi ở mới, người dân lại tiến hành đốt rừng làm rẫy kết hợp phương thức sản xuất lạc hậu, không cày xới chăm bón đầy đủ khiến đất đai nhanh chóng bị thoái hóa, bạc màu. Hoạt động phá rừng làm nương và bỏ hoang diễn ra liên tục làm gia tăng diện tích đất trồng đồi núi trọc, đất bỏ hoang ở vùng đồi núi khiến đất đai thoái hóa nghiêm trọng.
Câu 34: Do có hệ thống đê điều ở vùng đồng bằng sông Hồng ngăn lũ nên đất trong đê ngày càng có hiện tượng nào dưới đây?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh của triều cường.
B. Đất bị bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng.
C. Được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm.
D. Quá trình trửa trôi đất diễn ra mạnh mẽ.
>
Đáp án B.
Giải thích: Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê sông, đê biển dài hàng nghìn km. Hệ thống đê điều dày đặc khiến cho Đồng bằng Sông Hồng bị chặn đứng trong quá trình bồi đắp tự nhiên của nó, làm xuất hiện có nhiều ô trũng khép kín, vào mùa mưa bị ngập úng. Hằng năm, những vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa kết hợp với hoạt động canh tác lâu đời. Do vậy, vùng đất trong đê ngày càng trở nên bạc màu và bị thoái hóa nghiêm trọng.
Câu 35. Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào?
A. Đất phù sa ngọt.
B. Đất feralit đồi núi.
C. Đất chua phen.
D. Đất ngập mặn.
Đáp án D.
Giải thích: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất ngập mặn. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 36. Tại sao đới ôn hòa lại có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất?
A. Đới ôn hòa có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu nhất.
B. Đới ôn hòa có diện tích lục địa lớn nhất.
C. Đới ôn hòa có nhiều dãy núi cao nhất.
D. Đới ôn hòa có lượng mưa và thời gian chiếu sáng nhiều nhất.
Đáp án A.
Giải thích: Đới ôn hòa có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất chủ yếu là do ở đới ôn hòa có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu nhất.
Câu 37. Qúa trình hình thành đất chịu tác động của các nhân tố nào dưới đây?
1. Đá mẹ và khí hậu.
2. Sinh vật và địa hình.
3. Thời gian và con người.
4. Con người và thủy quyển.
Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C.
Giải thích: Qúa trình hình thành đất chịu tác động của các nhân tố: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.
Câu 38: Bên cạnh vai trò đắp đê ngăn lũ, hệ thống đê điều ở vùng đồng bằng sông Hồng có ảnh hưởng như thế nào đến đất sản xuất nông nghiệp của vùng?
A. Tăng lượng phù sa màu mỡ bồi đắp hằng năm cho vùng đất trong và ngoài đê.
B. Gia tăng quá trình trửa trôi đất ở vùng ngoài đê.
C. Hạn chế rửa trôi xói mòn đất ở vùng trong đê.
D. Đất trong đê bị bạc màu do không được bồi đắp phù sa hằng năm.
Đáp án D.
Giải thích: Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê sông, đê biển dài hàng nghìn km. Hệ thống đê điều dày đặc khiến cho Đồng bằng Sông Hồng bị chặn đứng trong quá trình bồi đắp tự nhiên của nó, làm xuất hiện có nhiều ô trũng khép kín, vào mùa mưa bị ngập úng. Hằng năm, những vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa kết hợp với hoạt động canh tác lâu đời khiến vùng đất này trở nên bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng.
Câu 39. Tại sao ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu?
A. Trên núi cao áp suất không khí nhỏ.
B. Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm.
C. Lượng mùn ít.
D. Độ ẩm quá cao.
Đáp án B.
Giải thích: Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu chủ yếu là vì trên các vùng núi cao nhiệt độ thường rất thấp nên quá trình phong hóa diễn ra rất chậm.
Câu 40. Các hoạt động nào dưới đây của con người có tác động xấu đến tính chất đất?
1. Đốt rừng làm nương rẫy.
2. Bón quá nhiều các hóa chất vào đất.
3. Canh tác quá nhiều vụ trong một năm.
4. Xen canh cây ngô với các cây họ đậu.
Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C.
Giải thích: Các hoạt động của con người có tác động xấu đến tính chất đất là: Đốt rừng làm nương rẫy, bón quá nhiều các hóa chất vào đất, canh tác quá nhiều vụ trong một năm.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: