Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 18 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 18. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Kết nối tri thức
Câu 1. Các quy luật nào sau đây chủ yếu do nội lực tạo nên?
A. Đai cao, tuần hoàn.
B. Thống nhất, địa đới.
C. Địa ô, đai cao.
D. Địa đới, địa ô.
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân tạo ra quy luật phi địa đới (địa ô và đai cao) là doc các quá trình nội lực đã tạo ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao. Các thành phần tự nhiên ở bờ đông, bờ tây lục địa, ở độ cao núi khác nhau sẽ có những đặc điểm không giống nhau.
Câu 2. Quy luật địa ô là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo
A. vĩ độ.
B. kinh độ.
C. độ cao.
D. các mùa.
Đáp án đúng là: B
Quy luật địa ô là sự phân hoá theo kinh độ của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí tuỳ theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lục địa.
Câu 3. Trong tự nhiên, các thành phần xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là biểu hiện của quy luật
A. thống nhất.
B. đai cao.
C. địa đới.
D. địa ô.
Đáp án đúng là: A
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí -> Trong tự nhiên, các thành phần xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là biểu hiện của quy luật thống nhất.
Câu 4. Quy luật đai cao là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo
A. đông tây.
B. độ cao.
C. các mùa.
D. vĩ độ.
Đáp án đúng là: B
Quy luật đại cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao của địa hình.
Câu 5. Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ xích đạo về cực là biểu hiện của quy luật địa lí nào?
A. Quy luật nhịp điệu.
B. Quy luật địa đới.
C. Quy luật thống nhất.
D. Quy luật phi địa đới.
Đáp án đúng là: B
Sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ xích đạo về cực là biểu hiện của quy luật địa đới. Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu có các đai cao ở miền núi là do
A. sự giảm nhanh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa theo độ cao.
B. sự giảm nhanh lượng bức xạ từ Mặt Trời chiếu xuống phân theo độ cao.
C. sự giảm nhanh nhiệt độ, lượng mưa và mật độ không khí theo độ cao.
D. sự giảm nhanh lượng mưa, khí áp và nhiệt độ không khí theo độ cao.
Đáp án đúng là: A
Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là do sự giảm nhanh nhiệt độ, sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng về các thành phần tự nhiên của Trái Đất?
A. Thành phần nào không theo quy luật địa đới thì theo quy luật phi địa đới.
B. Thành phần nào không theo quy luật địa đới thì theo quy luật đai cao.
C. Thành phần nào không theo quy luật địa ô thì theo quy luật đai cao.
D. Thành phần nào không theo quy luật địa ô thì theo quy luật địa đới.
Đáp án đúng là: A
Trong các thành phần tự nhiên của Trái Đất thành phần nào không theo quy luật địa đới thì theo quy luật phi địa đới. Ví dụ: Ở vùng núi, quy luật đai cao thể hiện rõ hơn cả.
Câu 8. Quy luật địa đới là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo
A. vĩ độ.
B. các mùa.
C. độ cao.
D. kinh độ.
Đáp án đúng là: A
Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).
Câu 9. Loại gió nào dưới đây không biểu hiện cho quy luật địa đới?
A. Gió mậu dịch.
B. Gió tây ôn đới.
C. Gió mùa.
D. Gió đông cực.
Đáp án đúng là: C
Biểu hiện cho quy luật địa đới là các đới gió chính trên Trái Đất, gồm 6 đới gió: 2 đới gió mậu dịch, 2 đới gió ôn đới (gió Tây ôn đới), 2 đới gió Đông cực. Gió mùa là gió thổi theo mùa không phải là đới gió chính thổi quanh năm trên Trái Đất.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với các quy luật địa lí chung của Trái Đất?
A. Mỗi quy luật chi phối mạnh tất cả các hướng phát triển tự nhiên.
B. Các quy luật địa đới và phi địa đới không có tác động riêng rẽ.
C. Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời với nhau.
D. Mỗi quy luật có vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể.
Đáp án đúng là: A
Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời và có tác động lẫn nhau. Tuy nhiên, quy luật nào phát huy mạnh hơn, chi phối thiên nhiên nhiều hơn lại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: Ở vùng núi, quy luật đai cao thể hiện rõ hơn cả.
Câu 11. Năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao là nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật địa mạo.
B. Quy luật địa đới.
C. Quy luật phi địa đới.
D. Quy luật thống nhất.
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân hình thành quy luật phi địa đới là do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
Câu 12. Quy luật nào sau đây đồng thời do cả nội lực và ngoại lực tạo nên?
A. Đai cao.
B. Thống nhất.
C. Địa đới.
D. Địa ô.
Đáp án đúng là: B
Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Tuy chúng có quá trình phát sinh và phát triển riêng nhưng luôn luôn chịu ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 13. Nằm giữa các vĩ tuyến 300B và 300N là vòng đai nào dưới đây?
A. Vòng đai lạnh.
B. Vòng đai ôn hòa.
C. Vòng đai nóng.
D. Vòng đai băng giá vĩnh cửu.
Đáp án đúng là: C
Vòng đai nóng trên Trái Đất có vị trí nằm giữa các vĩ tuyến 300B và 300N.
Câu 14. Trên Trái Đất không có vòng đai nhiệt nào dưới đây?
A. Vòng đai nóng.
B. Vòng đai nhiệt đới.
C. Vòng đai lạnh.
D. Vòng đai ôn hòa.
Đáp án đúng là: B
Số lượng các vành đai nhiệt từ Bắc cực đến Nam cực là bảy vòng đai: vòng đai nóng ở giữa, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh và hai vòng đai băng giá vĩnh cửu.
Câu 15. Theo hướng từ xích đạo về cực, các nhóm đất phân bố theo thứ tự nào sau đây?
A. Đất pốt dôn, đài nguyên, đen, xám.
B. Đất pốt dôn, đài nguyên, đen, xám.
C. Đất đen, xám, pốt dôn, đài nguyên.
D. Đất xám, pốt dôn, đài nguyên, đen.
Đáp án đúng là: C
Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật. Do vậy, sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực. Theo hướng từ xích đạo về cực, các nhóm đất phân bố theo thứ tự là đất đen, xám, pốt dôn, đài nguyên.
Trắc nghiệm Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Trong tự nhiên, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật
A. thống nhất.
B. địa đới.
C. địa ô.
D. đai cao.
Đáp án đúng là: A
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí -> Trong tự nhiên, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật thống nhất.
Câu 2. Theo hướng từ cực về xích đạo, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự nào sau đây?
A. Đài nguyên, rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm.
B. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng.
C. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm.
D. Đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá kim, rừng lá rộng.
Đáp án đúng là: C
Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật. Do vậy, sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực. Theo hướng từ cực về xích đạo, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự là đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 3. Quy luật đai cao là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo
A. vĩ độ.
B. các mùa.
C. đông tây.
D. độ cao.
Đáp án đúng là: D
Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao của địa hình.
Câu 4. Năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao là nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật địa mạo.
B. Quy luật phi địa đới.
C. Quy luật địa đới.
D. Quy luật thống nhất.
Đáp án đúng là: B
Nguyên nhân hình thành quy luật phi địa đới là do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã phân chia Trái Đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
Câu 5. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật
A. địa đới.
B. đai cao.
C. địa ô.
D. thống nhất.
Đáp án đúng là: A
Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực) -> Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật địa đới.
Câu 6. Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi theo kinh độ của
A. địa hình.
B. thực vật.
C. thổ nhưỡng.
D. sông ngòi.
Đáp án đúng là: B
Quy luật địa ô là sự phân hoá theo kinh độ của các thành phần tự nhiên tuỳ theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lục địa. Biểu hiện rõ nhất là sự thay đổi của các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
Câu 7. Nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20oC của hai bán cầu là vòng đai
A. nóng.
B. băng giá vĩnh cửu.
C. ôn hoà.
D. lạnh.
Đáp án đúng là: A
Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam, trong khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng về các thành phần tự nhiên của Trái Đất?
A. Thành phần nào không theo quy luật địa ô thì theo quy luật địa đới.
B. Thành phần nào không theo quy luật địa ô thì theo quy luật đai cao.
C. Thành phần nào không theo quy luật địa đới thì theo quy luật phi địa đới.
D. Thành phần nào không theo quy luật địa đới thì theo quy luật đai cao.
Đáp án đúng là: C
Trong các thành phần tự nhiên của Trái Đất thành phần nào không theo quy luật địa đới thì theo quy luật phi địa đới. Ví dụ: Ở vùng núi, quy luật đai cao thể hiện rõ hơn cả.
Câu 9. Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố của các đối tượng địa lí không theo
A. vĩ độ.
B. đại dương.
C. địa hình.
D. lục địa.
Đáp án đúng là: A
Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố của các thành phần địa lí và các cảnh quan không phụ thuộc vào sự phân bố của bức xạ mặt trời (địa đới). Nguyên nhân của quy luật phi địa đới là do sự phân chia bề mặt Trái Đất ra thành lục địa, đại dương và do độ cao địa hình dẫn đến sự phân bố nhiệt không đồng đều.
Câu 10. Theo hướng từ xích đạo về cực, các nhóm đất phân bố theo thứ tự nào sau đây?
A. Đất pốt dôn, đài nguyên, đen, xám.
B. Đất xám, pốt dôn, đài nguyên, đen.
C. Đất đen, xám, pốt dôn, đài nguyên.
D. Đất pốt dôn, đài nguyên, đen, xám.
Đáp án đúng là: C
Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật. Do vậy, sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực. Theo hướng từ xích đạo về cực, các nhóm đất phân bố theo thứ tự là đất đen, xám, pốt dôn, đài nguyên.
Câu 11. Nằm giữa các vĩ tuyến 300B và 300N là vòng đai nào dưới đây?
A. Vòng đai lạnh.
B. Vòng đai nóng.
C. Vòng đai ôn hòa.
D. Vòng đai băng giá vĩnh cửu.
Đáp án đúng là: B
Vòng đai nóng trên Trái Đất có vị trí nằm giữa các vĩ tuyến 300B và 300N.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng với các quy luật địa lí chung của Trái Đất?
A. Các quy luật địa đới và phi địa đới không có tác động riêng rẽ.
B. Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời với nhau.
C. Mỗi quy luật có vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể.
D. Mỗi quy luật chi phối mạnh tất cả các hướng phát triển tự nhiên.
Đáp án đúng là: D
Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời và có tác động lẫn nhau. Tuy nhiên, quy luật nào phát huy mạnh hơn, chi phối thiên nhiên nhiều hơn lại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: Ở vùng núi, quy luật đai cao thể hiện rõ hơn cả.
Câu 13. Các đới khí hậu trên Trái Đất từ Xích đạo về cực theo thứ tự nào sau đây?
A. Nhiệt đới, cận xích đạo, cận cực.
B. Xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cực.
C. Nhiệt đới, xích đạo, ôn đới, cực.
D. Cận nhiệt, cận xích đạo, cận cực.
Đáp án đúng là: B
Khí hậu được hình thành do tác động của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm. Các đới khí hậu trên Trái Đất từ Xích đạo về cực theo thứ tự là xích đạo, nhiệt đới, ôn đới và cực.
Câu 14. Quy luật địa ô là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo
A. vĩ độ.
B. độ cao.
C. các mùa.
D. kinh độ.
Đáp án đúng là: D
Quy luật địa ô là sự phân hoá theo kinh độ của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí tuỳ theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lục địa.
Câu 15. Các vòng đai nhiệt từ Xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?
Các vòng đai nhiệt từ Xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự là: Vòng đai nóng, ôn hoà, lạnh và băng giá vĩnh cửu.
Trắc nghiệm Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế - Cánh diều
Câu 1. Nguồn lực nào sau đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?
A. Đường lối chính sách.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Dân cư và nguồn lao động.
D. Vị trí địa lí.
Đáp án đúng là: B
Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
A. Phục vụ trực tiếp cuộc sống, phát triển kinh tế.
B. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
C. Tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho phát triển.
D. Điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.
Đáp án đúng là: D
- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản) có vai trò: Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất; Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất; Các nguồn lợi tự nhiên (sinh vật) phục vụ trực tiếp cho đời sống con người (nhu cầu ăn uống) vừa là nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp; nguyên liệu đa dạng tạo ra nhiều sản phẩm phong phú.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội (con người) là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.
Câu 3. Cơ sở để phân chia nguồn lực thành các nguồn lực bên trong và bên ngoài là
A. tính chất nguồn lực.
B. nguồn gốc hình thành.
C. xu thế phát triển.
D. phạm vi lãnh thổ.
Đáp án đúng là: D
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chia ra:
- Nguồn lực bên trong: Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội trong nước.
- Nguồn lực bên ngoài: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác.
Câu 4. Để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, loại nguồn lực có vai trò quyết định là
A. ngoại lực.
B. tài nguyên.
C. vị trí địa lí.
D. nội lực.
Đáp án đúng là: D
Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Câu 5. Nguồn lực nào sau đây góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia?
A. Vị trí địa lí.
B. Tự nhiên.
C. Thị trường.
D. Nguồn vốn.
Đáp án đúng là: A
Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. Nguồn lực này tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ). Vị trí địa lí có vai trò quan trọng góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.
Câu 6. Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?
A. Thị trường tiêu thụ.
B. Khoa học kĩ thuật và công nghệ.
C. Dân số và nguồn lao động.
D. Chính sách và xu thế phát triển.
Đáp án đúng là: C
Con người là nguồn lực bên trong (nội lực). Chất lượng, số lượng, trình độ chuyên môn kĩ thuật, năng suất của lao động quyết định đến việc hình thành các ngành kinh tế, giúp phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
Câu 7. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định được gọi là
A. các điều kiện phát triển.
B. các nhân tố ảnh hưởng.
C. nguồn lực.
D. nguồn nhân lực.
Đáp án đúng là: C
Nguồn lực là tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định.
Câu 8. Con người được xem là nguồn lực có vai trò như thế nào?
A. Tạm thời đối với sự phát triển kinh tế ở một đất nước.
B. Quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
C. Không quan trọng đến sự phát triển của một đất nước.
D. Cần thiết đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
Đáp án đúng là: B
Con người được xem là lực lượng sản xuất của nền kinh tế: con người sử dụng khối óc chất xám để sáng tạo ra các công nghệ hiện đại, phát triển và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất. Đồng thời con người trực tiếp điều khiển, quản lý quá trình vận hành của phương tiện kĩ thuật, máy móc trong các khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Con người vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ quan trọng nhất => Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là con người.
Câu 9. Nguồn lực tự nhiên có vai trò như thế nào đối với quá trình sản xuất?
A. Quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác.
B. Tạo động lực cho quá trình sản xuất.
C. Ít ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.
D. Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
Đáp án đúng là: D
Nguồn lực tự nhiên (khí hậu, địa hình, nguồn nước, đất, khoáng sản và sinh vật, biển) là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
Câu 10. Vai trò của nguồn lao động với việc phát triển kinh tế được thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây?
A. Thị trường tiêu thụ, khai thác các tài nguyên.
B. Người sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn.
C. Là yếu tố đầu vào, góp phần tạo ra sản phẩm.
D. Tham gia tạo ra các cầu lớn cho nền kinh tế.
Đáp án đúng là: C
Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng nhất của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Nguồn lao động là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm.
Câu 11. Sau năm 1986 nước ta có một bước nhảy vọt về nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển mạnh là nhờ vào nguồn lực nào dưới đây?
A. Vị trí địa lí, khí hậu và các dạng địa hình.
B. Dân cư và nguồn lao động chất lượng.
C. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
D. Nguồn vốn đầu tư, thị trường ngoài nước.
Đáp án đúng là: C
Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước.
Câu 12. Căn cứ vào đâu để phân loại các nguồn lực?
A. Thời gian và khả năng khai thác.
B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
C. Không gian và thời gian hình thành.
D. Vai trò và mức độ ảnh hưởng.
Đáp án đúng là: B
Căn cứ vào nguồn gốc và phạm vi ảnh hưởng người ta phân chia ra các nguồn lực.
Câu 13. Nguồn lực nào sau đây có vai trò quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế?
A. Dân cư và nguồn lao động.
B. Khoa học và công nghệ.
C. Tài nguyên thiên nhiên.
D. Vị trí địa lí và khí hậu.
Đáp án đúng là: A
Nguồn lao động là nguồn lực có vai trò quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn lao động đông đảo, có chất lượng cao là nền tảng vững chắc để chuyển dịch nền kinh tế sang kinh tế tri thức, định hướng phát triển bền vững.
Câu 14. Nguồn lực kinh tế - xã hội nào sau đây quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước?
A. Công nghệ.
B. Nguồn vốn.
C. Con người.
D. Thị trường.
Đáp án đúng là: C
Con người được xem là lực lượng sản xuất của nền kinh tế: con người sử dụng khối óc chất xám để sáng tạo ra các công nghệ hiện đại, phát triển và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất. Đồng thời con người trực tiếp điều khiển, quản lý quá trình vận hành của phương tiện kĩ thuật, máy móc trong các khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Con người vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ quan trọng nhất => Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là con người.
Câu 15. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ các nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là
A. nguồn lực từ bên trong.
B. nguồn lực tự nhiên.
C. nguồn lực từ bên ngoài.
D. nguồn lực kinh tế.
Đáp án đúng là: C
Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ các nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là nguồn lực từ bên ngoài.
Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 18: Sinh quyên. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật(sách cũ)
Câu 1: Giới hạn phía trên của sinh quyển là
A. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km)
B. Đỉnh của tần đối lưu (ở xích đạo là 16 km, ở cực khoảng 8 km)
C. Đỉnh của tầng bình lưu (50 km)
D. Đỉnh của tầng giữa (80 km)
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Giới hạn phía dưới của sinh quyển là
A. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ lục địa.
B. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ phong hóa (trên lục địa)
C. Tới đáy đại dương và kết hợp vỏ phong hóa (trên lục địa)
D. Tới đáy đại dương và hết lớp vỏ lục địa.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các địa quyển nào dưới đây ?
A. Khí quyển và thủy quyển.
B. Thủy quyển và thạch quyển
C. Thủy quyển và thổ nhưỡng quyển
D. Thạch quyể và thổ nhưỡng quyển
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do
A. Gió thổi quá mạnh
B. Nhiệt độ quá cao
C. Độ ẩm quá thấp
D. Thiếu ánh sang
Đáp án: C
Giải thích: Ở kiểu khí hậu lục địa có nền nhiệt cao, mưa lại rất ít nên độ ẩm rất thấp, độ ẩm thấp khiến cho cây cuối hầu như không phát triển được hoặc phát triển thấp lùn, bụi cây,… và hình thành nên các hoang mạc, bán hoang mạc rộng lớn.
Câu 5: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố
A. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sang
B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Trong các kiểu (hoặc đới) khí hậu dưới đây, kiểu (hoặc đới) nào có điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho cây cối sinh trưởng và phát triển ?
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa
B. Khí hậu xích đạo
C. Khí hậu cận nhiệt gió mùa
D. Khí hậu ôn đới lục địa.
Đáp án: B
Giải thích: Khí hậu xích đạo có nền nhiệt độ cao, tương đối điều hòa, ổn định và có lượng mưa trung bình năm lớn nên rất thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của thực vật. Khu vực có khí hậu xích đạo có thảm thực vật phát triển xanh tốt quanh năm và có rừng xích đạo ẩm nhiều tầng phong phú, đa dạng,…
Câu 7: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào ?
A. Đất phù sa ngọt.
B. Đất feralit đồi núi
C. Đất chua phen
D. Đất ngập mặn.
Đáp án: D
Giải thích: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất mặn. Tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một ít dọc ven biển.
Câu 8: Các vành đai thực vật ở núi An – pơ, lần lượt từ thấp lên cao là :
A. Cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim.
B. Rừng lá kim, rừng hoocn hợp, đồng cỏ núi cao, cỏ và cây bụi.
C. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao.
D. Cỏ và cây bụi, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/67 địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là
A. Khí hậu
B. Đất
C. Địa hình
D. Bản thân sinh vật.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/66 địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do
A. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật
B. Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật.
C. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật.
D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/68 địa lí 10 cơ bản.
Câu 11: Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc
A. Mở rộng thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt trái đất.
B. Di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.
C. Làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật.
D. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/68 địa lí 10 cơ bản.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: