Câu 25. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là quá trình thay đổi tích cực, phù hợp với
A. quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia.
B. khả năng phát triển sản xuất các ngành.
C. các nhóm nước phát triển hơn.
D. trình độ phát triển của các nước phát triển.
Đáp án A.
Giải thích: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là quá trình thay đổi tích cực, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Ví dụ ở Việt Nam quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế.
Câu 26. Khoa học và công nghệ là nguồn lực có vai trò nào dưới đây?
A. Quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, một vùng lãnh thổ.
B. Quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, một vùng lãnh thổ.
C. Góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác.
D. Góp phần nâng cao giá trị và tạo tiềm đề để sử dụng các nguồn lực khác.
Đáp án C.
Giải thích:
- Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và giàu có nhưng phân bố ở nhiều dạng, ở những khu vực khác nhau. Khoa học và công nghệ phát triển, con người đã chế tạo ra nhiều phương tiện, công cụ sản xuất hiện đại, có thể khoan sâu hàng trăm mét dưới lòng đất để khai thác các bể dầu, khí; khai thác tài nguyên ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất (sa mạc khô hạn, bắc cực lạnh giá quanh năm) -> góp phần mở rộng khả năng khai thác tài nguyên.
- Khoa học và công nghệ hiện đại cũng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, tính năng vượt trội, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. Ví dụ: khoa học công nghệ sử dụng các nguyên liệu kim loại, phi kim chế tạo ra các sản phẩm điện tử hiện đại, điện thoại thông minh, máy bay,…; nguyên liệu tự nhiên từ ngành nông nghiệp được chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị như cà phê, nước giải khát, thực phẩm đóng gói, đồ hộp,…
=> Như vậy, nguồn lực góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác là khoa học và công nghệ.
Câu 27. Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực nào dưới đây?
A. Vị trí địa lí.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Chính sách và xu thế phát triển.
D. Thị trường.
Đáp án C.
Giải thích: Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực chính sách và xu thế phát triển.
Câu 28. Vai trò nào sau đây không đúng với nguồn lực tự nhiên?
A. Tiền đề cho quá trình phát triển sản xuất.
B. Là điều kiện cho quá trình sản xuất.
C. Là điều kiện quyết định cho quá trính sản xuất.
D. Cơ sở cho quá trình sản xuất kinh tế.
Đáp án C.
Giải thích: Vai trò của nguồn lực tự nhiên là tiền đề cho quá trình phát triển sản xuất, là điều kiện cho quá trình sản xuất và là cơ sở cho quá trình sản xuất kinh tế.
Câu 29. Ý nào dưới đây chính xác nhất?
A. Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên luôn bất biến đối với nền kinh tế.
B. Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản không nói lên được vai trò của chính sách phát triển.
C. Tài nguyên thiên nhiên không thể tồn tại khi thiếu vắng con người trên Trái Đất.
D. Nguồn lực tự nhiên tồn tại dưới dạng tiềm năng và chỉ được đánh dấu bởi việc lựa chọn chính sách phát triển hợp lí.
Đáp án D.
Giải thích:
- Theo lí thuyết của vụ nổ BigBang, Trái Đất được hình thành cách đây 15 tỷ năm từ các đám bụi khí, sau đó lần lượt xuất hiện các thành phần tự nhiên như nước, đất, sự phát triển của sinh vật (cây cỏ, động vật). Khoa học cũng chứng minh rằng nguồn gốc loài người được tiến hóa từ vượn => Điều này cho thấy tài nguyên thiên nhiên tồn tại ngay cả trước khi có con người => Ý C sai.
- Các nguồn lực tự nhiên dù có giàu có ở mức nào nhưng nếu không có tác động của con người thông qua các chính sách chiến lược khai thác thì tài nguyên vẫn mãi tồn tại ở dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu được khai thác và sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên sẽ phát huy nhiều hiệu quả và mang lại nhiều giá trị kinh tế - xã hội => Ý D đúng.
- Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên nghèo nàn, chịu nhiều thiên tai thất thường. Tuy nhiên với sự thông minh của con người, đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại -> Nhật Bản đã vươn lên trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng với Hoa Kì và EU => Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản không nói lên được vai trò của chính sách phát triển là sai => Ý B sai.
- Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên sẽ thay đổi tùy vào cách khai thác và mục đích sử dụng của con người => Nhận xét: Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên luôn bất biến đối với nền kinh tế là không đúng => Ý A sai.
Câu 30. “Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ, khắc phục hậu quả chiến tranh; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên; nước ta mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới,…”. Những thành tựu trên đã khẳng định vai trò của nguồn lực nào dưới đây?
A. Tận dụng nguồn vốn đầu tư và thị trường quốc tế.
B. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
C. Khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên.
D. Nguồn lao động có chất lượng, chuyên môn.
Đáp án B.
Giải thích:
- Từ sau khi thống nhất, nước ta bước vào thời kì mới xây dựng phát triển kinh tế. Năm 1986, Nhà nước đã đề ra chính sách Đổi mới nền kinh tế. Chính sách Đổi mới được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong kinh tế là tiến hành mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế) phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp.
- Đến nay, chính sách Đổi mới kinh tế đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền kinh tế nước ta: nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ, khắc phục hậu quả chiến tranh; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên; nước ta mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới (thông qua các tổ chức liên kết: WTO, APEC, ASEAN,…).
=> Như vậy, sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực chính sách và chiến lược phát triển kinh tế.
Câu 31. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA THẾ GIỚI VÀ
CÁC NHÓM NƯỚC QUA CÁC NĂM (Đơn vị %)
Nhóm nước
Năm 1990
Năm 2012
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp -xây dựng
Dịch vụ
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp -xây dựng
Dịch vụ
Các nước phát triển
3
33
64
1,6
24,4
74,0
Các nước đang phát triển
29
30
41
9,3
38,8
51,9
Thế giới
6
334
60
3,8
28,4
67,8
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của thế giới và các nhóm nước năm 2012 là
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ đường.
Đáp án A.
Giải thích: Đề bài yêu cầu:
- Thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế.
- Trong 1 năm (năm 2012).
=> Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ tròn, xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của thế giới và các nhóm nước năm 2012 là biểu đồ tròn.
Câu 32: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tài nguyên thiên nhiên tồn tại ngay cả trước khi có con người.
B. Nguồn lực tự nhiên tồn tại dưới dạng tiềm năng và chỉ được đánh dấu bởi việc lựa chọn chính sách phát triển hợp lí.
C. Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên luôn bất biến.
D. Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản minh chứng cho vai trò của chính sách phát triển hơn là dựa vào nguồn tài nguyên giàu có.
Đáp án C.
Giải thích:
- Theo lí thuyết của vụ nổ BigBang, Trái Đất được hình thành cách đây 15 tỷ năm từ các đám bụi khí, sau đó lần lượt xuất hiện các thành phần tự nhiên như nước, đất, sự phát triển của sinh vật (cây cỏ, động vật). Khoa học cũng chứng minh rằng nguồn gốc loài người được tiến hóa từ vượn => Điều này cho thấy tài nguyên thiên nhiên tồn tại ngay cả trước khi có con người => nhận xét A đúng.
- Các nguồn lực tự nhiên dù có giàu có ở mức nào nhưng nếu không có tác động của con người thông qua các chính sách chiến lược khai thác thì tài nguyên vẫn mãi tồn tại ở dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu được khai thác và sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên sẽ phát huy nhiều hiệu quả và mang lại nhiều giá trị kinh tế - xã hội => Nhận xét B đúng.
- Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên nghèo nàn, chịu nhiều thiên tai thất thường. Tuy nhiên với sự thông minh của con người, đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại -> Nhật Bản đã vươn lên trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng với Hoa Kì và EU.
=> Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản minh chứng cho vai trò của chính sách phát triển hơn là dựa vào nguồn tài nguyên giàu có => Nhận xét D đúng.
- Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên sẽ thay đổi tùy vào cách khai thác và mục đích sử dụng của con người => Nhận xét: Giá trị và vai trò của các nguồn lực tự nhiên luôn bất biến là không đúng.
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA THẾ GIỚI VÀ
CÁC NHÓM NƯỚC QUA CÁC NĂM (Đơn vị %)
Nhóm nước
Năm 1990
Năm 2012
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp -xây dựng
Dịch vụ
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp -xây dựng
Dịch vụ
Các nước phát triển
3
33
64
1,6
24,4
74,0
Các nước đang phát triển
29
30
41
9,3
38,8
51,9
Thế giới
6
334
60
3,8
28,4
67,8
Câu 33. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có sự chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?
A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.
B. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II, III.
C. Giảm tỉ trọng khu vực I, II và tăng tỉ trọng khu vực III.
D. Tăng tỉ trọng khu vực I, II và giảm tỉ trọng khu vực III.
Đáp án C.
Giải thích: Nhận xét: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có sự chuyển dịch theo hướng
- Giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (3% xuống 1,6%).
- Giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng (33% xuống 24,4%).
- Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ (64% lên 74%).
=> Nhận xét C đúng.
Câu 34. Dạng biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển năm 1990?
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ tròn.
D. Biểu đồ miền.
Đáp án C.
Giải thích: Đề bài yêu cầu:
- Thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế.
- Trong 1 năm (năm 1990).
=> Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ tròn, xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển năm 1990 là biểu đồ tròn.
Câu 35: Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực nào dưới đây?
A. Vị trí địa lí.
B. Dân cư và nguồn lao động.
C. Vốn, thị trường.
D. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
Đáp án D.
Giải thích:
- Từ sau khi thống nhất, nước ta bước vào thời kì mới xây dựng phát triển kinh tế. Năm 1986, Nhà nước đã đề ra chính sách Đổi mới nền kinh tế. Chính sách Đổi mới được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong kinh tế là tiến hành mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế) phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp.
- Đến nay, chính sách Đổi mới kinh tế đã mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền kinh tế nước ta: nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ, khắc phục hậu quả chiến tranh; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên; nước ta mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới (thông qua các tổ chức liên kết: WTO, APEC, ASEAN,…).
=> Như vậy, Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực: chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: