Giải thích: Tại các vùng có đứt gãy sâu hoặc các vùng bị xiết ép mạnh trong các vận động tạo núi, các dòng vật chất (măcma) nóng chảy trong lòng Trái Đất được đẩy ra ngoài bề mặt đất (hoặc do hiện tượng phun trào núi lửa) hình thành nên các mỏ khoáng sản nội sinh. Ví dụ: các mỏ quặng kim loại (đồng, vàng, sắt,...). Như vậy, các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành là nhờ kết quả của hiện tượng phun trào măcma.
Câu 26: Sự hình thành các mỏ khoáng sản nội sinh là kết quả của hiện tượng nào sau đây?
A. Phun trào măc ma.
B. Biển tiến, biển thoái.
C. Lắng đọng trầm tích.
D. Khoáng sản tự sinh ra ở trong lòng Trái Đất.
Đáp án A.
Giải thích: Tại các vùng có đứt gãy sâu hoặc các vùng bị xiết ép mạnh trong các vận động tạo núi => dòng vật chất (măcma) nóng chảy trong lòng Trái Đất được đẩy ra ngoài bề mặt đất (hoặc do hiện tượng phun trào núi lửa) -> hình thành nên các mỏ khoáng sản nội sinh. Ví dụ: các mỏ quặng kim loại (đồng, vàng, sắt,...). Như vậy, các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành là nhờ kết quả của hiện tượng phun trào măcma.
Câu 27: Ở nước ta, tỉnh nào xảy ra hiện tượng động đất mạnh nhất?
A. Điện Biên.
B. Sơn La.
C. Yên Bái.
D. Hà Giang.
Đáp án A.
Giải thích: Trong Tân kiến tạo, vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu cường độ mạnh nhất của vận động tạo núi An-pơ – Himalaya, cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn). Vùng núi Tây Bắc là nơi xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Câu 28: Ở nước ta, hiện tượng động đất xảy ra mạnh nhất tại khu vực nào?
A. Vùng núi Tây Bắc.
B. Vùng đồng bằng sông Hồng.
C. Vùng núi Đông Bắc.
D. Tây Nguyên.
Đáp án A.
Giải thích: Trong Tân kiến tạo, vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu cường độ mạnh nhất của vận động tạo núi An-pơ – Himalaya, cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn). Vùng núi Tây Bắc là nơi xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta.
Câu 29: Phần lớn nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của các vận động kiến tạo là
A. Lớp vỏ Trái Đất.
B. Lớp Manti.
C. Lớp nhân trong.
D. Lớp nhân ngoài.
Đáp án B.
Giải thích: Các hoạt động kiến tạo sinh ra do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo trên lớp vật chất quánh dẻo của lớp Manti. Cơ chế làm dịch chuyển các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên. Các mảng kiến tạo xô vào hoặc tách rời nhau, tại vị trí tiếp xúc này dòng vật chất bị nén ép và đẩy lên sinh ra hoạt động động đất, phun trào núi lửa.
Câu 30 Phần lớn lớp Manti cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động nào dưới đây?
A. Sóng thần, biển tiến.
B. Động đất, núi lửa.
C. Núi lửa, sóng thần.
D. Động đất, hẻm vực.
Đáp án B.
Giải thích: Các hoạt động kiến tạo sinh ra do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo trên lớp vật chất quánh dẻo của lớp Manti. Cơ chế làm dịch chuyển các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên. Các mảng kiến tạo xô vào hoặc tách rời nhau, tại vị trí tiếp xúc này dòng vật chất bị nén ép và đẩy lên, sinh ra hoạt động động đất, phun trào núi lửa.
Câu 31: Vì sao có địa hào?
A. Một bộ phận địa hình giữa hai đường đứt gãy bị sụt xuống.
B. Vận động theo phương thẳng đứng với cường độ mạnh.
C. Hiện tượng uốn nếp diễn ra với cường độ mạnh.
D. Các hoạt động phá hủy của con người tạo nên.
Đáp án A.
Giải thích: Nguyên nhân có dạng địa hình địa hào trên thế giới là do một bộ phận địa hình giữa hai đường đứt gãy bị sụt xuống hình thành nên dạng địa hình này.
Câu 32: Địa hình có tính phân bậc rõ rệt, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam chủ yếu do tác động của
A. nội lực.
B. ngoại lực.
C. lực hấp dẫn.
D. lực li tâm.
Đáp án A.
Giải thích: Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya, địa hình nước ta được nâng cao trẻ hóa, cường độ nâng lên mạnh nhất ở khu vực Tây Bắc và địa hình có tính phân bậc, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam (khu vực Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước).
Câu 33: Tại sao lại có chuỗi hồ ở cao nguyên Đông Phi?
A. Vận động nâng lên.
B. Khúc uốn của sông.
C. Vùng trũng của địa hình.
D. Các vận động đứt gãy, tách giãn.
Đáp án D.
Giải thích: Hồ Lớn châu Phi hay Đại Hồ châu Phi là một chuỗi các hồ tạo thành một phần của các hồ Thung lũng Đứt gãy nằm tại và xung quanh Đới tách giãn Đông Phi. Chúng bao gồm hồ Victoria, hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới về diện tích bề mặt; và hồ Tanganyika, hồ lớn thứ hai thế giới về dung tích và cũng là hồ sâu thứ hai thế giới. Thuật ngữ Hồ Lớn cũng được sử dụng, nhưng ít phổ biến.
Câu 34: Tác động của nội lực đến địa hình nước ta là
A. Địa hình hướng tây bắc – đông nam và vòng cung.
B. Hình thành 2 vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
C. Địa hình có tính phân bậc rõ rệt, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất diễn ra mạnh mẽ ở vùng đồi núi.
Đáp án C.
Giải thích: Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya, địa hình nước ta được nâng cao trẻ hóa, cường độ nâng lên mạnh nhất ở khu vực Tây Bắc. Địa hình có tính phân bậc và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam (khu vực Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước)
Câu 35: Vì sao có nguồn nội lực trên Trái Đất?
A. Năng lượng trong sản xuất công nghiệp của con người.
B. Năng lượng sóng, thuỷ triều.
C. Năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ.
D. Năng lượng của núi lửa và động đất.
Đáp án C.
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực trên Trái Đất là là do nguồn năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: