Top 50 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 50 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ Địa lí 10 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Địa lí 10 giúp các bạn học tốt môn Địa lí hơn.
Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ
Câu 1:
Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, động đất và núi lửa thường tập trung ở
A. giữa đại dương.
B. trung tâm các lục địa.
C. 2 vùng cực.
D. Nơi tiếp xúc của các địa mảng.
Câu 2:
Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào sau đây?
A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin ,mảng Ấn Độ - Australia.
B. Mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.
C. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Australia.
D. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nazca, mảng Ấn Độ - Australia.
Câu 3:
Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, vành đai động đất và núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng nào sau đây?
A. Màng Bắc Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Na-zca.
B. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu -Á, mảng Thái Bình Dương.
C. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Phi, mảng Na – zca.
D. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Na – zca, mảng Thái Bình Dương.
Câu 4:
Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, vành đai động đất trên Đại Tây Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng nào sau đây?
A. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Na – zca.
B. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi.
C. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực, mảng Phi.
D. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Nam Cực.
Câu 5:
Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất trên thế giới. Căn cứ vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, cho biết Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc với những mảng nào sau đây?
A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Australia.
B. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi.
C. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.
D. Mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Philippin.
Câu 6:
Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, dãy núi trẻ An – đet ở Nam Mĩ được hình thanh do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là
A. Mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ.
B. Mảng Nam Mĩ và mảng Na – zca.
C. Mảng Nam Mĩ và mảng Thái Bình Dương.
D. Mảng Nam Mĩ và mảng Phi.
Câu 7:
Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, dãy núi trẻ Rôc – ki ở Bắc Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là
A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á.
B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.
C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na – zca.
D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Thái Bình Dương.
Câu 8:
Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, dãy núi trẻ HI – ma – lay -a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo là
A. Mảng Âu – Á và mảng Thái Bình Dương.
B. Mảng Âu – Á và mảng Phi.
C. Mảng Âu – Á và mảng Nam Cực.
D. Mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ - Australia.