Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Chương 4 có đáp án năm 2024
Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Chương 4 có đáp án năm 2024
Với bộ Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Chương 4 có đáp án năm 2024 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 10.
TỔNG KẾT CHƯƠNG IV - MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
Câu 1: Sự phân bố các đới khí hậu, các nhóm đất trên Trái Đất biểu hiện của quy luật
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
B. Quy luật phi địa đới.
C. Quy luật nhịp điệu.
D. Quy luật địa đới.
Lời giải:
Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ từ xích đạo về 2 cực.Các đới khí hậu và nhóm đất trên Trái Đất phân bố theo chiều vĩ độ. ( từ Bắc đến Nam).
⇒ Sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật là biểu hiện của quy luật địa đới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm
A. Toàn bộ vỏ Trái Đất.
B. Vỏ Trái Đất và khí quyển bên trên.
C. Toàn bộ các địa quyển.
D. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Lời giải:
Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi các thành phần địa lí khác. Đó là biểu hiện của quy luật nào?
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
B. Quy luật địa đới.
C. Quy luật nhịp điệu.
D. Quy luật phi địa đới.
Lời giải:
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
⇒ Ví dụ trên cho biết một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần địa lí khác. Đó là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật
A. Địa ô.
B. Địa đới.
C. Đai cao.
D. Thống nhất và hoàn chỉnh.
Lời giải:
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Nhận nào dưới đây chưa chính xác?
A. Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực.
B. Lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau.
C. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của nó có sự biến đổi.
D. Một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác.
Lời giải:
- Trong lớp vỏ địa lí chỉ cần một thành phần bị biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác. Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau và tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động ngoại lực và nội lực.
⇒ Nhận xét A, B, C đúng
- Khi một thành phần bị biến đổi sẽ ảnh hưởng đến thành phần khác trong lớp vỏ địa lí. Ví dụ: bề mặt địa hình bị thay đổi do tác động của nội lực nâng lên hoặc ngoại lực làm san bằng ⇒ sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của sông ngòi, làm thay đổi tốc độ dòng chảy.
⇒ Nhận xét C. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của nó có sự biển đổi là không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
A. Lượng CO2 trong khí quyển tăng lên, kéo theo nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.
C. Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường.
D. Mùa lũ của sông diễn ra trùng với mùa mưa.
Lời giải:
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
Xét lần lượt các đáp án:
- A. Nhiệt độ và độ ẩm lớn thúc đẩy quá trình phong hóa hình thành đất → khí quyển tác động lên thổ nhưỡng quyển
- C. Rừng đầu nguồn bị mất làm cho chế độ nước sông trở nên thất thường → sinh quyển tác động lên thủy quyển.
- D. Mùa lũ của sông diễn ra trùng với mùa mưa → khí quyển tác động thủy quyển.
⇒ Các nhận xét A, C, D đều thể hiện mối quan hệ tác động giữa các quyển thành phần → Loại.
- Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông là chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, đây không phải là biểu hiện về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của lớp vỏ địa lí.
⇒ Chọn đáp án B
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Vào mùa khô, vùng cực Nam Trung Bộ có khí hậu khô hạn, lượng mưa rất ít khiến đất đai ở đây nơi bị khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng, gây ra hiện tượng hoang mạc hóa mở rộng, sinh vật khó phát triển.. Trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần nào trong lớp vỏ địa lí ?
A. Khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển.
B. Thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.
C. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển.
D. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển.
Lời giải:
- Vào mùa khô → khí hậu khô hạn-> thuộc khí quyển
- Thiếu nước → làm giảm mực nước ngầm và nước trên các ông ngòi → tác động đến thủy quyển.
- Đất đai khô cắn → tác động đến thổ nhưỡng quyển.
- Sinh vật khó phát triển → tác động đến sinh quyển.
⇒ Như vậy trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các quyển: khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Tính địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo
A. Vĩ độ.
B. Kinh độ.
C. Độ cao.
D. Độ dốc.
Lời giải:
Tính địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (khái niệm quy luật địa đới
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Thành phần cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất ở lục địa là
A. Đất và lớp vỏ phong hóa.
B. Sinh quyển, thủy quyển.
C. Các tầng đá.
D. Đá và lớp Manti trên.
Lời giải:
Thành phần cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất ở lục địa là các tầng đá (tầng badan, tầng granit, tầng trầm tích)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là
A. Giới hạn dưới của lớp vỏ Trái Đất.
B. Giới hạn dưới của lớp vỏ phong hoá.
C. Giới hạn dưới của tầng trầm tích.
D. Giới hạn dưới của tầng bazan.
Lời giải:
Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là giới hạn dưới của lớp vỏ phong hoá còn giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là vực thẳm đại dương.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Biểu hiện không phải của quy luật địa đới là
A. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
B. Sự phân bố các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất.
C. Sự hình thành các đới khí hậu trên Trái Đất.
D. Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.
Lời giải:
Quy luật địa đới thể hiện sự phân bố các thành phần tự nhiên theo vĩ độ: biểu hiện của quy luật địa đới là các vòng đai nhiệt, các đai khí áp, đới gió, đới khí hậu trên Trái Đất.
⇒ Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao là biểu hiện của quy luật đai cao (quy luật phi địa đới). Biểu hiện không phải của quy luật địa đới là “Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao”
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới?
A. Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới
B. Gió mùa, gió tây ôn đới, gió phơn.
C. Gió mậu dịch, gió đông cực, gió phơn
D. Gió mậu dịch, gió tây ôn đới, gió đông cực
Lời giải:
Hiện tượng biểu hiện cho qui luật địa đới là sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất, các đai gió (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực) và các đai khí áp, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.
Gió phơn là gió địa phương, gió mùa hoạt động và thay đổi theo mùa ⇒ đây không phải là các vành đai gió chính trên Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Tác động tiêu cực của việc xây dựng các nhà máy thủy điện là
A. Điều tiết lũ ở hạ lưu.
B. Cung cấp nước tưới.
C. Giảm diện tích rừng.
D. Điều hòa khí hậu.
Lời giải:
Để xây dựng các nhà máy nhiệt thủy điện cần phá rừng trên các vùng núi, gần các con sông.
⇒ điều này làm giảm diện tích rừng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý đến
A. Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ.
B. Các thành phần của lớp vỏ địa lí có thể gây phản ứng dây chuyền với nhau.
C. Để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng một lúc.
D. Hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí.
Lời giải:
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
⇒ Do vậy khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý đến các thành phần của tự nhiên vì sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyền tới các thành phần khác.
Ví dụ: Khi thảm thực vật rừng bị phá huỷ đất sẽ bị xói mòn mạnh, khí hậu bị biến đổi. Từ đó kéo theo sự biến đổi của đất (đất bị bạc màu, tăng độ chua…)
Đáp án cần chọn là: B