15 câu trắc nghiệm Cân bằng hóa học chọn lọc, có đáp án
Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 38 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 38 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 38. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Câu 1: Cho cân bằng hóa học sau:
2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k) ; ΔH < 0
Cho các biện pháp:
Tăng nhiệt độ;
Tăng áp suất chung của hệ phản ứng;
Hạ nhiệt độ;
Dùng thêm chất xúc tác V2O5;
Giảm nồng độ SO3;
Giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
Trong các biện pháp trên, những biện pháp nào làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (1), (2), (4), (5)
B. (2), (3), (5)
C. (2), (3), (4), (6)
D. (1), (2), (5)
Câu 2: Cho cân bằng hóa học:
H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k); ΔH > 0
Cân bằng không bị chuyển dịch khi
A. tăng nhiệt độ của hệ
B. giảm nống độ HI
C. tăng nồng độ H2
D. giảm áp suất chung của hệ.
Câu 3: Cho cân bằng hóa học:
2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)
Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cân bằng hóa học này?
A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
Câu 4: Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín:
2NO2 (k) ⇌ N2O4 (k)
(màu nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có
A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt
B. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt
C. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt
D. ΔH <0, phản ứng thu nhiệt
Câu 5: Cho cân bằng hóa học:
2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)
Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu nào sua đây đúng?
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3
Câu 6: Cho cân bằng hóa học:
N2 (k) + 3H2 ⇌ 2NH3 (k)
Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi
A. thay đổi áp suất của hệ
B. thay đổi nồng độ N2
C. thay đổi nhiệt độ
D. thêm chất xúc tác Fe
Câu 7: Cho các cân bằng hóa học sau:
2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)
N2 (k) + 3H2 ⇌ 2NH3 (k)
3CO2 (k) + H2 (k) ⇌ CO (k) + H2O (k)
2HI (k) ⇌ H2 (k) + I2 (k)
Khi thay đổi áp suất, các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là
A. (1) và (3)
B. (2) và (4)
C. (1) và (2)
D. (3) và (4)
Câu 8: Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau:
2NO2 (k) ⇌ N2O4 (k)
Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 > T2.
Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?
A. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm.
C. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng.
D. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 9: Xét cân bằng: N2(k) + 3H2(k) ⇆ 2NH3(k)
Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng là :
Câu 10: Cho các cân bằng:
(1) H2 (k) + I2 (k) ⇆ 2HI (k)
(2) 2NO (k) + O2 (k) ⇆ 2NO2 (k)
(3) CO (k) + Cl2(k) ⇆ COCl2 (k)
(4) CaCO3 (r) ⇆ CaO (r) + CO2 (k)
(5) 3Fe (r) + 4H2O (k) ⇆ Fe3O4 (r) + 4H2 (k)
Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là :
A. (1), (4). B. (1), (5).
C. (2), (3), (5). D. (2), (3).
Câu 11: Phản ứng : 2SO2 + O2 ⇆ 2SO3 ΔH < 0. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là :
A. Thuận và thuận. B. Thuận và nghịch.
C. Nghịch và nghịch. D. Nghịch và thuận.
Câu 12: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
CO (k) + H2O (k) ⇆ CO2 (k) + H2 (k); ΔH < 0
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là :
A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 13: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế NO2 bằng cách cho Cu tác dụng với HNO3 đặc, đun nóng. NO2 có thể chuyển thành N2O4 theo cân bằng :
2NO2 ⇆ N2O4
Cho biết NO2 là khí có màu nâu và N2O4 là khí không màu. Khi ngâm bình chứa NO2 vào chậu nước đá thấy màu trong bình khí nhạt dần. Hỏi phản ứng thuận trong cân bằng trên là :
A. Toả nhiệt.
B. Thu nhiệt.
C. Không toả hay thu nhiệt.
D. Một phương án khác.
Câu 14: Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng:
N2 + 3H2 ⇆ 2NH3
Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là :
A. 3 và 6. B. 2 và 3.
C. 4 và 8. D. 2 và 4.
Câu 15: Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac N2 + 3H2 ⇆ 2NH3.
Nồng độ mol ban đầu của các chất như sau: [N2] = 1 mol/l; [H2] = 1,2 mol/l. Khi phản ứng đạt cân bằng nồng độ mol của [NH3] = 0,2 mol/l. Hiệu suất của phản ứng là :
A. 43%. B. 10%.
C. 30%. D. 25%.