15 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Ôn tập học kì 1 chọn lọc, có đáp án
15 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Ôn tập học kì 1 chọn lọc, có đáp án
Câu 1: Trong ion XO3- có 42 electron. Công thức hóa học của XO3- là
A. NO3-
B. PO3-
C. BrO3-
D. ClO3-
Câu 2: Hợp chất ion A tạo từ ion M2+ và X2-. Tổng số hạt trong phân tử A là 60. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn của ion M2+ là 4 hạt. Số hạt mang điện trong ion M2+ là
A. 18 B. 20 C. 22 D. 24
Câu 3: Các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron là 1s22s22p6.
X+, Y- và Z lần lượt là
A. Na+, Cl-, Ar
B. Na+, F-, Ne
C. Li+, F-, Ne
D. K+, Cl-, Ar
Câu 4: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hidro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. N B. As C. S D. P
Câu 5: Cation X2+ có tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) bằng 80, trong đó tỉ lệ số hạt electron so với số hạt nơtron là 4/5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, nhóm IIA
B. chu kì 4, nhóm VIA
C. chu kì 4, nhóm VIIB
D. chu kì 4, nhóm IIB
Câu 6: Tổng số hạt proton của 3 nguyên tử X, Y, Z là 45. X và Y thuộc cùng một nhóm và ở 2 chu kì liên tiếp. X và Z kế tiếp nhau trong cùng một chu kì. Các hidroxit tương ứng với X, Y, Z là H1, H2, H3. Thứ tự giảm dần tính bazơ của H1, H2, H3 là
A. H1 > H2 > H3
B. H1 > H3 > H2
C. H2 > H1 > H3
D. H3 > H1 > H2
Câu 7: X, Y, Z là những nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 8, 19, 16. Nếu các cặp X và Y, Y và Z, X và Z tạo thành liên kết thì các cặp nào sau đây có thể là liên kết cộng hóa trị có cực?
A. X và Z
B. X và Y, Y và Z
C. X và Y
D. Y và Z
Câu 8: Dãy chất nào trong các dãy sau đây đều gồm các chất mà phân tử có liên kết ion?
A. KHS, Na2S, NaCl, HNO3
B. Na2SO4, HCl, KHS, NH4Cl
C. Na2SO4, KHS, H2S, SO2
D. CH3NH3Cl, K2S, Na2SO3, NaHS
Câu 9: Dãy chất nào trong các dãy sau đây đều gồm các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. HCl, KCl, HNO3, NO
B. NH3, HSO4¯, SO2, SO3
C. N2, H2S, H2SO4, CO2
D. CH4, C2H2, H3PO4, NO2
Câu 10: Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng sau (với hệ số các chất là số nguyên tối giản) :
SO2 + KMnO4 + H2O → MnSO4 + H2SO4 + K2SO4
Các hệ số của KMnO4 và H2SO4 lần lượt là
A. 2 và 2
B. 2 và 5
C. 1 và 5
D. 1 và 3
Câu 11: Cho phương trình phản ứng sau:
Na2SO3 + K2Cr2O7 + H2SO4 → ___
Các sản phẩm tạo thành là
A. Na2SO4, Na2Cr2O7, K2SO4
B. Na2SO4, Cr2(SO4)3, K2SO4
C. Na2S, Na2CrO4, K2MnO4
D. SO2, Na2Cr2O7, K2SO4
Câu 12: Cho 11,36 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 38,72 B. 35,5 C. 49,09 D. 35,36
Câu 13: Cho 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,2M và HCl 1M. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch thì chỉ thu được một sản phẩm duy nhất là NO. Khối lượng Cu có thể hoà tan tối đa vào dung dịch là :
A. 3,2 gam. B. 6,4 gam.
C. 2,4 gam. D. 9,6 gam.
Câu 14: Hợp chất Z tạo bởi 2 nguyên tố M, R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667% khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton 4 hạt; còn trong hạt nhân R có số nơtron bằng số proton; tổng số hạt proton trong Z là 84 và a + b = 4. Khối lượng phân tử Z là:
A. 67 B. 161
C. 180 D. 92
Câu 15: Hợp chất H có công thức MX2 trong đó M chiếm 140/3% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là.
A. 3d104s1. B. 3s23p4.
C. 3d64s2. D. 2s22p4.